© Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch và chú giải. Không đăng lại trên những trang Web với mục đích thương mại.

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2017

Thơ Joseph Brodsky


Joseph Brodsky (1940-1996) - nhà thơ Mỹ gốc Nga Do Thái đoạt giải Nobel Văn học năm 1987 “vì sự sáng tạo mang tính khái quát được nuôi dưỡng bằng những ý tưởng rõ ràng và sức mạnh của thơ ca”. Brodsky đã sáng tạo nên một thế giới thơ ca độc đáo được thể hiện bằng những quan niệm của nghệ thuật hậu hiện đại. Các nhà phê bình coi ông “là người tổng kết thơ ca thế kỷ XX”. Đôi khi người ta cũng gọi Brodsky là nhà thơ cuối cùng của Thế kỷ bạc trong thơ Nga. Tiếp bước những bậc tiền bối của Thế kỷ vàng, ông đã tạo nên một ngôn ngữ thơ của riêng mình xuất phát từ tầng sâu của sự nhận thức.

Tiểu sử
Brodsky sinh ngày 24-5-1940 tại Leningrad (Liên bang Nga). Cuộc đời của nhà thơ này từ nhỏ đã có những chi tiết thú vị. Thời thơ ấu Brodsky sống trong một căn hộ nhỏ của ngôi nhà mà trước cách mạng tháng Mười đã từng sống hai nhà thơ Nga sau đó cũng ra sống ở nước ngoài: Merezhkovsky và Zinaida Gippius. Học ở trường phổ thông mà ngày trước Afred Nobel đã từng học và năm 1987 được trao giải Nobel Văn học…

Thuở nhỏ Brodsky mơ ước trở thành bác sĩ nhưng 15 tuổi đã phải nghỉ học vì mưu sinh. Sau đó, tự học tiếng Anh, tiếng Ba Lan, nghiên cứu truyền thuyết, tôn giáo và triết học; 16 tuổi bắt đầu làm thơ; 17 tuổi hoàn thành tập thơ nổi tiếng Vĩnh biệt, hãy quên, đừng trách cứ gì nhau... và được công nhận là một nhà thơ, một dịch giả tài năng . Năm 1963 J. Brodsky bị kết tội "ăn bám xã hội" và gửi đi cải tạo 5 năm ở miền bắc Nga. Nhờ sự phản đối của các nhà văn trong và ngoài nước hai năm sau ông được trở về Leningrad. Năm 1972, ông lại bị trục xuất, phải sang Vienna, London và cuối cùng là Hoa Kỳ. Từ đây, Brodsky sáng tác bằng cả tiếng Nga và tiếng Anh.

Lời khai trước tòa của Brodsky
Dưới đây là những câu hỏi và lời khai của Brodsky trước Tòa về tội "ăn bám". Những lời này được thư ký của phiên tòa ghi lại và sau đó được phổ biến trong những bài viết in ngoài luồng (samizdat).

Tòa: Thâm niên lao động của anh là bao nhiêu?
Brodsky: Khoảng chừng…
Tòa: Chúng tôi không cần "khoảng chừng"!
Brodsky: Năm năm.
Tòa: Anh làm việc ở đâu?
Brodsky: Ở nhà máy. Ở các nhóm địa chất…
Tòa: Anh làm ở nhà máy bao nhiêu lâu?
Brodsky: Một năm.
Tòa: Làm nghề gì?
Brodsky: Thợ phay.
Tòa: Thế nói chung nghề chuyên môn của anh là gì?
Brodsky: Nhà thơ, nhà thơ – dịch giả.
Tòa: Ai thừa nhận anh là nhà thơ? Ai xếp anh vào hàng ngũ các nhà thơ?
Brodsky: Không ai cả. Thế ai xếp tôi vào giống người?
Tòa: Thế anh có học cái đó không?
Brodsky: Cái gì?
Tòa: Cái nghề làm thơ ấy? Anh đã không cố gắng học hết đại học… nơi người ta dạy…
Brodsky: Tôi không nghĩ… tôi không nghĩ là học vấn mang lại điều này.
Tòa: Thế thì cái gì?
Brodsky: Tôi nghĩ… đó là (thất vọng) do trời phú…
Tòa: Anh có yêu cầu gì với Tòa không?
Brodsky: Tôi muốn được biết tôi bị bắt vì tội gì?
Tòa: Đấy là câu hỏi chứ không phải yêu cầu.
Brodsky: Thế thì tôi chả có yêu cầu gì cả.

Tác phẩm
Vĩnh biệthãy quên, đừng trách cứ gì nhau... (Прощай, позабудь и не обессудь, 1957), thơ.
Khúc bi ca lớn gửi Donne John (Большая элегия Джону Донну, 1963).
Thơ và trường ca (Стихотворения и поэмы, 1965), thơ.
Trạm dừng trong sa mạc (Остановка в пустыне, 1970), thơ.
Kết thúc thời tốt đẹpThơ những năm 1964-71 (Конец прекрасной эпохи. Стихотворения 1964-71, 1977), thơ.
- Từ loại
Thơ những năm 1972-76 (Часть речи. Стихотворения 1972-76, 1980), thơ và bài viết.
Những khúc bi ca La Mã (Римские элегии, 1982), thơ.
Những bài tứ tuyệt mới gửi Augusta (Новые стансы к Августе, 1983), thơ.
- С
ẩm thạch (Мрамор, 1984), kịch.
- Í
t hơn một (Меньше одиницы, 1986), tiểu luận.
Lịch sử thế kỉ hai mươi (History of the twentieth century, 1986), thơ.
Urania (Урания, 1988), thơ.
Bút kí dương xỉ (Заметки папоротника, 1990).
Trên các nẻo Atlantida (На околицах Атлантиды, 1992).
Bờ sông của những kẻ vô phương cứu chữa (Набережная неисцелимых, 1992), thơ.
Hoa văn mờ trên giấy (Watermark, 1992), tiểu luận.
Nỗi đau và lí trí (Скорбь и разум, 1995), tiểu luận.



VĨNH BIỆTHÃY QUÊN

Vĩnh biệt
Hãy quên
Đ
ừng trách cứ gì nhau.
Còn những bức thư
Em hãy đốt
Như cầu.
Con đường của em
Sẽ trở thành can đảm
Con đường thẳng
Và sẽ giản đơn.
Rồi đây trong màn sương
Sẽ cháy lên cho em
Một vì sao ngời sáng
Và một niềm hy vọng
Của bàn tay sưởi ấm
Bên bếp lửa nhà em.
Rồi sẽ có bão tuyếtmưa giông
Và tiếng gào điên cuồng của lửa
Sẽ có những thành công rực rỡ
Phía trước đợi chờ em
Sẽ tuyệt vời và mạnh mẽ vô cùng
Một trận đánh
Sẽ vang lên trong lồng ngực của em.
Anh hạnh phúc và xin chúc mừng
Cho ngườimà có thể
Sẽ đi cùng em
Trên một con đường.
1957


TÔI ĐÃ YÊU EM*

Tôi đã yêu em. Tình yêu vẫn là (có lẽ
chỉ một cơn đau) khoan vào não của tôi.
Tất cả đã bay đi theo quỉ sứ hết rồi.
Tôi thử bắn vào mình nhưng thật khó
với vũ khí. Và sau đó: thái dương
run lên. Không vì run mà vì sự trầm ngâm
không giống của người trần! Rõ là quái quỉ!
Tôi đã yêu em trong vô vọng và rất mạnh mẽ
cầu cho em người khác – nhưng Chúa chẳng ban!
Bởi vì rằng, Ngài còn có biết bao nhiêu thứ
theo Parmenides** – không sáng tạo hai lần
cơn nóng trong máu, xương kêu lên răng rắc
để vôi răng trong miệng chảy ra vì khao khát
chạm vào “bức tượng” , tôi gạch xóa – môi hôn!
__________________

*Đây là bài sonnet thứ 6 trong tập thơ gồm 20 bài sonnet viết về Mary Stuart - Nữ Hoàng Scotland (Двадцать сонетов к Марии Стюарт). Brodsky dựa theo tên gọi một bài thơ nổi tiếng của A. Puskin (Tôi đã yêu em) mà ở Việt Nam cũng rất nổi tiếng qua bản dịch Tôi yêu em của Thúy Toàn. Brodsky dựa theo một vài chi tiết của Puskin nhưng hoàn toàn viết theo cách của mình. Có thể nói tình yêu trong bài thơ của Puskin là một tình yêu cao thượng cả ở tình cảm cũng như lời cầu chúc, còn tình yêu trong bài thơ của Brodsky là một tình yêu bất hạnh mà theo tác giả “chỉ là cơn đau khoan vào não” làm cho tác giả chỉ muốn tự tử. Còn ở lời cầu chúc thì tác giả cũng dựa theo triết học của Parmenides, cho rằng trên đời sẽ không còn một tình yêu y hệt như thế nữa ở một người đàn ông nào khác. Có rất nhiều ý kiến tranh luận và so sánh hai bài thơ này nhưng hầu hết đều coi đây là “Hai bài thơ lớn” của thi ca Nga, một của “Mặt trời thi ca Nga”, một của nhà thơ lớn cuối cùng của “thế kỷ bạc”, người đoạt giải Nobel văn học năm 1987.
**Parmenides (thế kỷ V trước CN) – nhà triết học Hy Lạp cổ đại, người lập ra trường phái Aleatic. Trong tác phẩm thơ “Bàn về tự nhiên” ông giải thích rằng thực tại là đơn nhất, thay đổi không thể xảy ra, sự tồn tại là vĩnh viễn, đồng nhất, cần thiết và không thay đổi.


TÌNH YÊU

Trong đêm nay anh thức giấc hai lần
đến bên cửa sổ, dãy đèn dưới phố
như những câu rời rạc trong giấc ngủ
chẳng đến đâu, như dấu chấm cả hàng
chẳng hề mang cho anh niềm an ủi.

Anh mơ thấy em mang thai, và cảnh
bao năm rồi sống ly biệt với em
anh cảm thấy điều lầm lỗi của mình
và vui mừng đưa tay sờ lên bụng
nhưng thực ra đang sờ soạng tìm quần

và công tắc. Anh đến bên cửa sổ
hiểu rằng anh đã bỏ em ở đó
trong bóng đêm, nơi em vẫn kiên gan
đợi chờ anh mà không hề buộc tội
khi anh về, sự ngắt quãng cố tình.

Bởi vì rằng ở đó, trong bóng đêm
rồi sau bị ngắt ra trong ánh sáng.
Chúng mình thành vợ chồng, ta là những
con quái vật hai lưng, còn đứa con
là sự thanh minh cho sự trần truồng.

Rồi sau này, lúc nào đó, trong đêm
em lại đến – yếu gầy và mệt mỏi
anh nhìn đứa con trai hay con gái
còn chưa kịp đặt tên gọi – thì anh
không đi tìm công tác để bật đèn

không giơ tay và anh chẳng có quyền
bỏ mẹ con em trong vương quốc bóng tối
rất âm thầm, và trước hàng rào giậu
của tháng ngày, sự phụ thuộc khiến anh
không thể tiếp cận với em ở đấy.
1971
___________________

*Đây là bài thơ về Mariana Pavlova Basmanova (sinh năm 1938) – nữ họa sĩ Nga, người tình một thuở của Joseph Brodsky, họ có với nhau một đứa con trai.


BỨC THƯ GỬI A. D*

Dù em không nghe ra, không nghe lấy một lời anh
nhưng dù sao, dù sao, thật lạ lùng, cho em anh lại viết
nhưng thật lạ lùng là lại đi nhắc lại những lời giã biệt.
Xin chào em. Thật lạ lùng khi đang rơi vào sự lặng im.

Dù em chẳng nghe ra, ở nơi này lại đã mùa xuân
như con chim bằng gang vẫn từ những cành cây ấy
như những ngọn đèn kêu, nơi trong đêm mình em qua lại
ngày đang buông – ở nơi em đã yêu chỉ có một mình.

Anh lại đến cõi thiên đường, ở nơi bệnh viện em đã nằm
trên tầng sáu, trong tình yêu đáng thương một mình em gan dạ
ở cái nơi lại tụ tập trên cầu một đám đông những người áo đỏ
những chiếc tàu điện suốt cuộc đời em vội vàng đuổi theo em.

Lạy Chúa tôi! Dù sao thì cũng không đuổi kịp được theo em
dù sao thì, dù sao thì cũng không bao giờ đi lên được
trên quê hương mình, nhưng được nhìn trong lần giã biệt
trên quê hương mình em bay trong con tàu của sự lặng im.

Chúc thượng lộ bình an, hãy trở về với bạc tiền và sự vinh quang
Chúc thượng lộ bình an, em giờ xa xôi, hỡi Chúa đầy quyền lực!
Em vội vàng chạy đi đâu, ngược xuôi trên trái đất này bát ngát
để nơi này chẳng có em! Tựa như em đã chết, hở người thương.

Ở xứ sở mới này nhựa đường nguyên chất ở dưới bàn chân
bàn tay và bộ ngực của em – em can đảm trở nên người khác
ở xứ sở mới này, nơi em đang hít thở khí trời và đang ôm ấp
em nói vào mi-crô, nhưng em không nghe một ai đó trên trần.

Trong phút giây vô vọng, anh vẫn giữ gìn vẻ mặt của em
và hờ hững với em – vì sự dịu dàng của em không còn nữa
vì sự cô đơn của em, vì sự mù quáng một chiều rất khác lạ
vì sự bối rối của em, vì tuổi thanh xuân đầy im lặng của em.

Tất cả những gì em bỏ qua, em loại bỏ, chỉ đi ngang
tất cả những gì đã, đang và em sẽ còn xua đuổi nữa –
cả ban ngày, ban đêm, cả mùa đông, mùa xuân, mùa hạ
và trên những cánh đồng thu – tất cả vẫn còn ở lại với anh.

Anh chấp nhận món quà không nghĩ suy, nhu nhược của em
rửa sạch lỗi lầm, để cuộc đời mở ra như cả nghìn vòm cửa
mà có thể là tín hiệu thân thiện – về quãng đời trong quá khứ
để em khỏi lầm đường trên quê hương vốn bình lặng của em.

Tạm biệt em! Vĩnh biệt em, tạm biệt người yêu dấu của anh.
Tạm biệt em! Vĩnh biệt em! Ở đấy không phải em mà ai đó khác.
Em hãy bay bằng tàu bay lặng im – vào không gian khoảnh khắc
và hãy bơi bằng tàu thủy lãng quên – vào biển lớn lãng quên.
1962
__________________
*Đây là bài thơ về Alya Druzina (Аля Друзина), một cô bạn thân thời trẻ của J. Brodsky. Alya sau đi lấy chồng là người Iceland (Ai-xơ-len).


KHÔNG TÌNH YÊU, KHÔNG BUỒN BÃ, U HOÀI

Không tình yêu, không buồn bã, u hoài
không lo lắng, không đớn đau trong ngực
có vẻ như cả cuộc đời trên vai
và chỉ còn một nửa giờ phía trước.

Hãy nhìn xem – có lẽ sẽ nhìn ra
tắc xi chạy ầm ầm trong hẻm vắng
cây cối phía sau bờ giậu nhà thờ
đang xào xạc trên bé con bị ốm

từ một khoảng cách không hề xác định
người bảo vệ trẻ tuổi huýt sáo lên
và tiếng kêu vô nghĩa của dương cầm
đang trôi nổi bơi trên đầu của bạn.

Nhưng ngay lập tức bạn không cảm thấy
giá mà có được những năm mái vòm
đá diabaz bây giờ trống không
đem đi chúc đời mình thành hai nửa

1962


THÌ ĐÃ SAO. TA TRỞ VỀ QUÊ HƯƠNG

Thì đã sao. Ta trở về quê hương.
Nhìn xung quanh, ta còn còn có ai cần
với ta bây giờ còn ai kết bạn?
Trở về đây, lo bữa tối cho mình

ra cửa hàng mua một chai rượu vang
nhìn cửa sổ và nghĩ suy một tý:
trong mọi thứ ta là người có lỗi
thì cũng không sao. Lạy Chúa lòng lành.

Không có ai đổ lỗi, thật tốt lành
thật tốt lành, không buộc ràng ai cả
cho đến ngày xuống mồ không ai phải
yêu thương ta, khi còn sống trên trần.

Rằng không bao giờ ở trong bóng đêm
có bàn tay ai tiễn đưa ta cả
thật tuyệt vời trên đời này đơn lẻ
từ nhà ga đi bộ về nhà mình.

Thật tuyệt vời trở về quê vội vàng
tìm bắt mình trong lời không giấu giếm
và bỗng hiểu ra tâm hồn rất chậm
về những thay đổi mới biết quan tâm.


TÔI NHƯ UY-LÍT-XƠ

Mùa đông, tôi đang đi giữa đông này
về đâu đó trên quê hương thấy được
hãy xua tôi, buổi xấu trời, trên đất
dù đi lui, xua tôi giữa cuộc đời.

Moskva, ấm cúng buổi sớm mai
trên những phố có lều căng vải bạt
những người lạ vẫn tới lui như trước
trong những cửa hàng đèn chiếu sáng ngời.

Màu vàng rộm của những đồng xu rơi
màu krypton trên mặt người qua lại
hãy đuổi tôi như Ga-ny-mít* mới
uống chén trần gian đưa xuống từ trời

tôi không hiểu, đến từ đâu, về đâu
tôi bước đi, để mất nhiều thứ quá
trong thời gian, trên con đường lặp lại
ôi Chúa ơi, thật nhảm nhí làm sao.

Ôi Chúa ơi, con xin Chúa không nhiều
ôi Chúa ơi, con nghèo hay giàu có
nhưng mỗi ngày con thở bằng quá khứ
tự tin hơn, và thanh sạch, ngọt ngào.

Mọi người ơi hãy thấp thoáng qua mau
tôi bước đi, ngỡ như đầy hạnh phúc
hãy xua tôi, như Uy-lít-xơ, về phía trước
nhưng hiểu rằng đang đi lại phía sau.

Hãy nắm bắt lấy kẻ gặp được nào
và nhắc lại cảm tình, dù gượng ép:
từ tình yêu này đến tình yêu khác
sống yêu đời, còn đau khổ ít thôi.
1961
_________________
*Ga-ny-mít – tức Ganymede. Trong thần thoại Hy Lạp, Ganymede là hoàng tử của thành Tơ-roa. Homer miêu tả Ganymede là cậu thiếu niên đẹp nhất cõi trần tục bị thần Dớt bắt cóc lên đỉnh Olympia. Ganymede trở thành vị thần của tình yêu và ham muốn đồng tính, cậu còn là người giữ chiếc chén cho các vị thần trên đỉnh Olympia.


TÔI KHÔNG XIN BẤT TỬ Ở TỬ THẦN

Tôi không xin bất tử ở tử thần
Tôi đang yêu, tôi nghèo và tôi sợ
Nhưng mỗi ngày tôi thở bằng quá khứ
Ngọt ngào hơn, thanh sạch, tự tin hơn.

Trên bờ sông, tôi thoáng đãng vô cùng
Thấy lộng gió, lạnh lùng và muôn thuở
Như đám mây vút bay qua cửa sổ
Rất nhẹ nhàng, rất vỡ vụn và nhanh.

Tôi không chết giữa mùa hè, mùa thu
Vải trải giường mùa đông không sột soạt
Hãy nhìn xem, tình yêu, như trong góc
Cháy giữa tôi và mạng nhện cuộc đời.

Có cái gì, như con nhện bị nghiền
Chạy trong tôi rồi lạ lùng tàn lụi.
Nhưng hơi thở và đôi bàn tay vẫy
Lơ lửng treo giữa tôi với thời gian.

Với thời gian – về số phận của mình
Tôi kêu gào bằng giọng rất buồn bã
Tôi đang nói về phận mình như thế
Nhưng câu trả lời là sự lặng im.

Bay trong cửa sổ, giật mình trong lửa
Hãy bay vào cái ngòi nổ tham lam.
Sông hãy ngân vang! Và hãy gọi lên
Pê-téc-bua của tôi, cây chuông cứu hỏa.

Mặc cho thời gian về tôi lặng lẽ
Để cho cơn gió than thở nhẹ thôi
Và trên mộ người Do Thái của tôi
Cuộc sống trẻ sẽ kêu lên bền bỉ.
1961


ĐỪNG BƯỚC RA KHỎI PHÒNG, ĐỪNG LÀM ĐIỀU GÌ SAI

Đừng bước ra khỏi phòng, đừng làm điều gì sai
Mặt trời để làm gì, nếu bạn đang hút thuốc?
Sau cánh cửa đều vô nghĩa, nhất là lời hạnh phúc
Chỉ trong nhà vệ sinh – và bạn hãy trở về ngay.

Bạn đừng ra khỏi phòng, đừng gọi động cơ
Vì không gian được làm từ hành lang bé nhỏ
kết thúc bằng bộ đếm. Nếu như người yêu dấu
bước vào, mở miệng, đừng cởi áo, mà xua đi.

Đừng bước ra khỏi phòng, cứ cho là bạn bị đau.
Còn gì thú vị hơn trên đời những bức tường và ghế?
Cần gì phải đi ra, nơi mà bạn vẫn quay về mỗi tối
bạn vẫn là như thế, nữa là – bạn khác với lúc đầu?

Đừng ra khỏi phòng. Hãy nắm bắt điệu nhảy Bossa nova
trong áo khoác trên thân, trong chân trần mang guốc.
Trong hành lang có mùi bắp cải và mùi dầu bôi trượt tuyết.
Bạn viết nhiều chữ cái, và hãy còn một chữ sẽ thừa ra.

Đừng bước ra khỏi phòng. Và hãy để cho chỉ phòng thôi
đoán bạn trông như thế nào. Nói chung là người ẩn tích
ergo sum*, như hình thức thấy trong con tim của chất.
Đừng ra khỏi phòng! Trà ngoài phố thì đã nước Pháp đâu.

Đừng làm một thằng ngốc! Mà hãy như bao người khác.
Đừng bước ra khỏi phòng! Hãy trao ý chí cho đồ nội thất
dán mặt vào giấy dán tường. Hãy phòng thủ, tự giấu mình
sau tủ sắt khỏi thần thánh, không gian, chủng tộc và vi-rút.
1970
____________________
*Bossa nova – là một thể loại nhạc Brazil, với nghĩa là “xu hướng mới”.

**ergo sum – viết đầy đủ là Cogito ergo sum (tiếng Latinh: Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại) là một phát biểu triết học được René Descartes sử dụng đã trở thành yếu tố nền tảng cho triết học Tây phương.



NGÀY 1 THÁNG GIÊNG NĂM 1965

Địa chỉ của bạn các Đạo sĩ sẽ quên.
Không còn ngôi sao ở trên đầu mình.
Chỉ tiếng thét gào của cơn gió mạnh
mà bạn nghe ra như thuở hồng hoang.
Bạn ném chiếc bóng từ đôi vai mình
thổi tắt ngọn nến trước khi nằm xuống
bởi vì ngày có nhiều hơn là nến
mà cuốn lịch báo trước cho chúng mình.

Điều gì đây? Nỗi buồn? Có thể là nỗi buồn.
Một điệp khúc, điều thuộc lòng quen thuộc.
Nó sẽ vẫn còn lặp lại. Và cứ để vang lên.
Cứ để nó sẽ lặp lại và đi về phía trước.
Cứ để nó vang lên trong giờ phút lâm chung
như sự biết ơn với đôi môi và đôi mắt
biết ơn cái điều vẫn đang bắt buộc
mỗi chúng ta nhìn về chốn xa xăm.

Và bạn lặng lẽ khi nhìn lên trần
bởi vì trong bít tất dài không còn gì cả
bạn hiểu sự keo kiệt là món đồ đem cầm
của những thứ đã vô cùng xưa cũ.
Rằng đã muộn màng để tin vào phép lạ.
Và bạn hướng mắt về phía trời xanh
và bỗng nhiên bạn cảm nhận ra rằng
tự mình bạn là món quà cởi mở.
1965


THƠ VỀ NHỮNG NHẠC CÔNG MÙ

Những người mù lang thang trong đêm tối.
Trong đêm đen mọi thứ dễ dàng hơn.
Họ đi qua quảng trường.
Những người mù sống bằng mò mẫm.
Sờ soạng
chạm vào mọi vật bằng tay mình
không nhận ra ánh sáng và bóng tối
và họ cảm nhận những viên đá
từ đá làm ra những bức tường.
Sau những bức tường có những đàn ông.
Và phụ nữ.
Và con trẻ.
Và bạc tiền.
Vì thế
những bức tường không thể nào phá hủy
mà tốt nhất vượt qua những bức tường.
Mà âm nhạc ở trong đó không còn
âm nhạc sẽ bị nhấn chìm bởi đá.
Và âm nhạc sẽ chết đi trong đó
Bởi những cánh tay choàng.
Thật không hay khi phải chết trong đêm.
Thật không hay khi chết bằng mò mẫm.
Thì nghĩa là người mù – dễ dàng hơn.

Người mù đi bộ qua quảng trường.




KHÚC BI CA LỚN GỬI JOHN DONNE(1) 

John Donne ngủ say, xung quanh đều ngủ cả. 
Giường chiếu, sàn nhà, tường, những bức tranh 
ngủ say móc treo, then cửa, thảm, bàn 
tủ quần áo, nhà ăn, ngọn nến, rèm cửa sổ. 
Tất cả ngủ say. Cốc chén và chai lọ 
dao thái bánh mì, bát đĩa sứ, pha lê 
cả ngọn đèn đêm, tủ, kính, đồng hồ 
cả những bậc cầu thang và cánh cửa. 
Đêm ở khắp nơi: trong mắt, trong góc phòng, trong tủ 
giữa giấy trắng, trên bàn và cả trong lời 
trong củi, trong kìm, trong góc đã tắt rồi 
cái bếp lò, và trong từng đồ vật. 
Trong áo kamzon(2), trong giày, trong tất 
sau lưng ghế, trên giường và cả trong gương 
trên thập ác, trong chậu, trên vải trải giường 
trong chổi quét sân. Tất cả đều ngủ hết. 
Tất cả ngủ say. Cửa sổ rơi đầy tuyết 
Mái nhà hàng xóm trắng như vải trải bàn. 
Cả khu phố trong giấc ngủ mơ màng 
Khung cửa sổ bị cắt ra như chết. 
Những vòm cửa, bức tường đều ngủ hết 
Đá rải đường, song chắn, những khóm hoa 
ánh sáng không bừng lên, không kẽo kẹt bánh xe… 
những chiếc bàn con, rào giậu và dây xích. 
Ngủ say cửa, tay cầm, từng chiếc móc 
những ổ khóa ngủ say cả khóa lẫn chìa. 
Không còn vang lên tiếng gõ, tiếng thầm thì 
Tất cả ngủ say, chỉ tuyết kêu ken két. 
Ngủ say những chiếc cân, ngủ say nhà ngục 
ngủ say sưa cả những chiếc ghế dài. 
Cả dây xích chó, cả mái hiên ngoài. 
Mèo ngủ say, những đôi tai dựng ngược. 
Luân Đôn ngủ say, cả người lẫn chuột. 
Nước và tuyết, ngủ say những cánh buồm 
sau những thùng xe tất cả ngủ mơ màng 
cả chốn xa xăm với bầu trời ngái ngủ. 
John Donne ngủ say. Và biển cùng anh ngủ. 
Cát trắng trên bờ cũng ngủ say sưa. 
Cả hòn đảo chìm đắm trong giấc mơ. 
Mỗi khu vườn khóa bằng ba ổ khóa. 
Những con cua, cây tùng, cây phong – ngủ cả. 
Những ngọn đồi, những dòng suối, những lối mòn. 
Cáo, chó sói. Cả gấu cũng lên giường. 
Tuyết rơi đầy trước cửa hang trắng xóa. 
Chim cũng ngủ. Tiếng hót không còn nữa. 
Qụa không kêu, họa mi lặng trong đêm 
không tiếng cười. Đồng nước Anh im lìm. 
Chuột nhận lỗi lầm. Một ngôi sao lấp lóa. 
Tất cả ngủ say. Tất cả nằm trong mộ 
những kẻ chết rồi lặng lẽ ngủ yên 
kẻ đang sống ngủ say sưa trên giường. 
Ai cô đơn, ai trong tình ấp ủ. 
Cả núi rừng, những dòng sông đều ngủ. 
Ngủ say sưa cả thú dữ và chim. 
Chỉ tuyết trắng bay liệng từ trời đêm. 
Nhưng rồi lên những mái đầu sẽ ngủ. 
Cả những thiên thần cũng say sưa ngủ 
cuộc đời quên trong giấc mộng thánh thần 
Ngủ say sưa cả Địa ngục, Thiên đàng. 
Không một ai giờ này ra đi cả. 
Thượng Đế ngủ. Mặt đất giờ xa lạ. 
Mắt không nhìn và tai chẳng nghe ra. 
Quỉ sứ ngủ cùng với lòng hận thù 
trên những cánh đồng nước Anh trắng xóa. 
Thiên thần ngủ với kèn. Những người cưỡi ngựa. 
Cùng ngựa ngủ say trong giấc ngủ tròng trành. 
Tất cả thiên thần xếp thành một đám đông. 
Ôm lấy nhau dưới vòm trời của Chúa. 
John Donne ngủ say. Thơ ca đều ngủ cả. 
Mạnh yếu chẳng tìm ra, tất cả những vần 
những hình ảnh, những buồn chán, lỗi lầm 
cũng như thơ, nằm yên trong từ ngữ. 
Mỗi câu thơ như người anh em gần gũi 
dù thủ thỉ bên tai, chỉ một chút nhường. 
Nhưng ai ai cũng rất xa thiên đàng 
nên nghèo khổ, nỗi buồn đoàn kết lại. 
Thơ iambơ cũng ngủ say như vậy. 
Thơ cô-rê giống như kẻ canh chừng. 
Bên phải, bên trái, ngủ say cả cách nhìn. 
Và sự vinh quang cũng ngủ say sau đấy. 
Những tai họa ngủ say. Ngủ say đau đớn. 
Lầm lỗi ngủ say. Thiện và ác ôm nhau. 
Lầm lỗi ngủ say. Tuyết rơi trắng một màu 
trong không gian vặt vãnh tìm vết bẩn. 
Tất cả ngủ say. Sách ngủ say thành đống. 
Dòng sông lời thành băng giá lãng quên. 
Những dòng sông với sự thật của mình. 
Xiềng xích ngủ. Chỉ khua lên rất khẽ. 
Tất cả ngủ. Thượng Đế, thiên thần, quỉ sứ. 
Cả bạn bè, đầy tớ, những đứa con. 
Chỉ tuyết vang lên trong bóng tối con đường. 
Tiếng vọng trên thế gian không còn nữa. 
Nhưng. Anh có nghe trong bóng đêm băng giá 
có ai đó khóc, ai đó thì thầm. 
Có ai đó phó thác cho mùa đông. 
Và khóc lên. Trong bóng đêm ai đó. 
Giọng rất thanh. Mảnh mai như kim nhỏ. 
Nhưng chỉ không còn… Người ấy cô đơn 
bơi trong tuyết. Khắp nơi lạnh và sương… 
Khâu đêm với bình minh… Trên cao đó. 
“Thiên thần chăng? Có ai đang nức nở 
mong trở về đợi tuyết như mùa hè 
của tình yêu? Trong bóng đêm về nhà. 
Anh kêu trong bóng đêm? Câu trả lời chẳng có. 
“Dàn đồng ca buồn. Có phải thiên thần nơi đó 
nhắc cho ta những giọt lệ ngân vang. 
Có phải các ngươi từ giã giáo đường 
đang mê ngủ. Có phải các ngươi?” – Lặng lẽ. 
“Có phải ngươi, Paven? Giọng của ngươi, đúng thế 
đã chai sần bởi giọng nói khô khan. 
Có phải ngươi, mái đầu bạc trong đêm 
khóc ở đó?” Nhưng âm thầm gặp gỡ. 
“Có phải bàn tay che mắt nhìn ngó 
đôi bàn tay khắp nơi thấy lờ mờ? 
Thượng Đế chăng? Dù ý nghĩ vẩn vơ 
Nhưng tiếng khóc nghe chừng rất cao cả”. 
“Có phải thiên thần Gabriel thổi gió 
trong chiếc kèn, ai đó sủa rất to 
chỉ một mình tôi đôi mắt mở ra. 
Đang thắng yên cương những người kị sĩ. 
Tất cả ngủ say. Trong bóng đêm ấp ủ. 
Từ trời xanh chó chạy cả một đàn. 
Có phải thần Gabriel giữa mùa đông 
với chiếc kèn một mình đang nức nở?” 

“Không phải - tôi, John Donne, tôi là hồn anh đó. 
Tôi một mình buồn thấu tận trời xanh 
rằng hồn anh bằng lao động của mình 
tạo nên những tình cảm nặng nề và ý nghĩ. 
Với những thứ này anh bay lên có thể 
giữa những đam mê, giữa những lỗi lầm. 
Anh từng là chim thấy nhân dân mình 
khi bay trên những mái nhà, mọi ngả. 
Anh nhìn thấy cả bao la biển cả. 
Địa ngục kia anh nhìn thấy rõ ràng 
và sau đó anh nhìn thấy Thiên đàng 
trong khổ đau vì đam mê chối bỏ. 
Anh nhìn thấy cuộc đời như đảo nhỏ. 
Và anh từng gặp gỡ với Đại dương 
khắp bốn phía chỉ tiếng rú, bóng đêm. 
Anh giật-lùi rồi bay quanh Thượng Đế. 
Nhưng hành trang vào trời xanh không thả 
để thấy cuộc đời – trăm cái tháp mà thôi 
và dải băng sông nhìn thấy từ trời 
ngày phán xử không có gì đáng sợ. 
Và khí hậu chỉ đứng yên một chỗ. 
Tất cả như một giấc mộng rã rời. 
Thượng Đế là ánh sáng trong cửa sổ mà thôi 
màn sương đêm trong ngôi nhà xa lạ. 
Những cánh đồng không có ai cày cả. 
Không cày tháng năm. Thế kỉ cũng không. 
Chỉ rừng vây quanh bốn phía như tường. 
Chỉ mưa rơi tí tách trên hoa cỏ. 
Người tiều phu đầu tiên với con ngựa nhỏ 
chạy tới nơi rồi lạc lối trong rừng 
vì sợ hãi đã trèo lên cây thông 
trong thung lũng cháy bừng như ngọn lửa. 
Tất cả xa xôi. Ở đây nhìn không tỏ. 
ánh mắt lặng nhìn những mái nhà xa. 
ở đây sáng không nghe tiếng chó nhà 
và tiếng chuông hoàn toàn không nghe rõ. 
Người tiều phu hiểu rằng xa tất cả 
nên đã quay ngựa lại, phóng về rừng. 
Ngay lúc này cả người, ngựa, bóng đêm 
đã trở thành giấc mơ Kinh Thánh đó. 

Không có đường. Tôi khóc lên nức nở. 
Đành quay về với sỏi đá mà thôi. 
Khi còn sống không thể đến nơi này. 
Chỉ sau khi chết tôi về nơi đó. 
ánh sáng của tôi ơi, tôi quên anh nhé 
trong đất đai quên lãng đến muôn đời 
về khổ đau của mong ước tôi bơi 
để thân xác, chia ly đem khâu vá. 
Tôi ngạc nhiên tiếng khóc nơi ngủ trọ 
đang bay vào bóng tối rồi tan ra 
tuyết khâu lại ly biệt của hai ta 
giật tới-giật lùi, đang bay kim nhỏ. 
Không phải tôi thổn thức, – mà anh khóc đó. 
Một mình anh nằm trong tủ đựng đồ 
một khi tuyết còn bay vào ngôi nhà ngủ mê 
một khi tuyết còn bay vào bóng đêm từ đó”. 

Giống như chim, anh ngủ yên trong tổ 
khao khát cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn 
đến muôn thuở vào ngôi sao anh tin 
ngôi sao này tia sáng không còn nữa. 
Giống như chim, tâm hồn anh sạch sẽ 
con đường vui, đáng lẽ, phải lỗi lầm 
cái tổ quạ, đáng lẽ, tự nhiên hơn 
trên bầy xám những tổ chim làm giả. 
Giống như chim, ban ngày anh tỉnh ngủ. 
Còn bây giờ nằm dưới tuyết trắng tinh 
bằng giấc mộng, bằng tuyết trắng khâu lên 
khoảng không gian giữa hồn và xác ngủ. 
Tất cả ngủ yên. Nhưng còn chờ đợi nữa 
hai-ba dòng thơ và những miệng nhe răng 
nghĩa vụ nhà thơ - tình yêu của người trần 
còn tình yêu tâm hồn dành cho cha xứ. 
Nước không rơi lên bánh xe ai đó 
là bánh mì nơi trần thế đang vơi. 
Bởi có thể với ai chia sẻ cuộc đời 
thì cái chết ai cùng ta chia sẻ? 
Lỗ trên vải. Ai muốn thì cứ xé. 
Khắp mọi nơi. Đi. Rồi lại quay về 
Giật mạnh nữa! Và chỉ vòm trời kia 
trong bóng đêm lấy chiếc kim người thợ. 
Ngủ yên. John Donne. Ngủ yên, đừng đau khổ. 
áo thủng caftan(3) buồn bã treo cao 
Từ mây đen nhìn xuống một ngôi sao 
đã bao năm thơ của anh gìn giữ. 
1963. 
__________ 

(1)John Donne (Giôn Đôn)(1572-1631) – nhà thơ Anh theo trường phái siêu hình. John Donne hơn 200 năm bị người đời lãng quên. Chỉ đến đầu thế kỷ 20 nhà thơ W. B. Yeats mới tìm thấy bậc tiền bối của mình. J. Brodsky, như ta biết qua bài thơ này, cũng đã đánh giá rất cao John Donne. Thế kỉ XX John Donne, có lẽ, là nhà thơ cổ điển thời thượng nhất ở nước Anh. Ngoài thơ ông còn để lại một quyển sách 3 tập, nổi tiếng như một người thuyết giáo. “Con người không phải là một hòn đảo, không chỉ là tự mình; mỗi người là một phần của lục địa, một phẩn của tổng thể; nếu biển cuốn đi dù chỉ một hòn đất thì châu Âu sẽ trở nên ít hơn, cũng như nếu biển cuốn đi cả vùng đất mũi hay ngôi nhà của bạn anh, hay ngôi nhà của riêng anh. Cái chết của mỗi con người làm cho tôi trở thành ít lại vì tôi là một phần của nhân loại, và bởi thế anh đừng bao giờ hỏi chuông nguyện hồn ai: chuông nguyện hồn anh đấy”. Những lời này của John Donne được nhà văn E. Hemingway dùng làm đề từ và tên của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Chuông nguyện hồn ai”. 
(2)Kamzon - áo cổ, thường là ngắn tay của đàn ông Nga. 
(3)Caftan - áo dài cổ của đàn ông Nga. 



HAI NĂM SAU

Vâng, ta chẳng già hơn, chẳng điếc hơn.
Ta vẫn nói những lời như ngày trước.
Như tất cả, áo màu đen vẫn khoác
Những phụ nữ kia vẫn ít cảm tình.

Ta bây giờ vào vai không thường xuyên
Trong những bậc dốc nhà hát cô đơn
Những ngọn đèn trên đầu ta vẫn thắp
Như tiếng hò reo, hoan hỉ của đêm.

Ta sống bằng quá khứ, như bây giờ
Với tương lai, thời của ta chẳng giống
Ta không ngủ, người ngủ ta quên lãng
Và ta vẫn làm những việc như xưa.

Hãy giữ gìn vẻ vui nhộn ngây thơ
Trong tuần hoàn bóng đêm và ánh sáng
Những người vĩ đại cho vinh quang, cay đắng
Những kẻ nhân từ cho thế kỷ hư vô.



NGỌN NẾN CỦA TÔI

Ngọn nến của tôi ánh sáng rất mờ đục
chiếu vào thế giới của em – không có con đường.
Còn bóng của tôi che lên dấu vết
Vương quốc Chúa Trời – chốn ấy ở sau lưng.
Con đường em dù ở đâu: trong mây, trong rừng
khắp mọi nơi ngọn lửa kia gọi lớn.
Khi em càng đi xa, thì ánh sáng
ánh sáng này và bóng sẽ vang lên!
Dù xa xôi, dù không rõ mắt nhìn
dù đổi thay, dù cười thơ, nhạo báng
nhưng cho em sẽ luôn luôn chiếu sáng
dù đục mờ nhưng là ánh sáng riêng.
Dù tắt lửa! Dù giấc mộng tử thương
dù ngọn lửa vẫn ưa miền hoang vắng.
Nhưng thế giới mới của em lay động
bóng sáng ngời và gương mặt trong đêm.



NHỮNG GIỌT NƯỚC MƯA

Những giọt nước mưa rơi trên kính
như trên mặt người. Em hãy nhìn xem
trước và sau, từ bức tường lên bàn
còn anh ở bên trong thơ thẩn.

Bấc đèn rung. Và sáp kia chảy xuống.
Và ánh hồi quang yếu ớt dần vơi.
Cũng giống thế - đầu óc anh rung động
một khi mưa còn ầm ĩ khôn nguôi.





GỬI MỘT TRĂM NĂM ANNA AKHMATOVA

Trang sách và lửa, lúa và cối xay
mũi giáo nhọn và mái tóc cắt ngắn
Chúa giữ gìn tất cả - đặc biệt là lời
của tha thứ, tình yêu – như là giữ giọng.

Tiếng xương kêu, mạch đập trong những lời
tiếng xẻng rung lên đều đều, âm ỉ
đời chỉ một – chúng từ những bờ môi
vang lên rõ hơn ở nơi trần thế.

Tâm hồn vĩ đại, tôi cúi chào từ bên kia đại dương
tìm ra những gì cho mình, cho những gì tàn úa
chị ngủ trong lòng đất mẹ, cuộc đời mang ơn
tài thơ chị trong lặng câm Hoàn vũ.


TIÊU CHUẨN

“… với cái chết nhỏ nhen gặp gỡ”
Garcia Lorca.

Cái chết nhỏ nhen của chó
Cái chết nhỏ nhen của chim.

Còn cái chết có kích thước bình thường
Là cái chết của người trần mắt thịt.




KHÔNG CÓ ĐÈN

Đêm, khi em nhìn từ khung cửa sổ
em có biết rằng còn xa lắm mùa xuân
bằng hình dạng quen mắt nhìn của đá
không gần hơn sự có mặt của thông.

Với nụ cười vô hình, không chân thật
xuyên qua răng em cắn chỉ xâu kim
để những ngón tay (hay cơ trên mặt)
trong tồn tại của mình thuyết phục cho tin.

Và con tim bỗng thắt trong lồng ngực
sợ lặng yên tĩnh mịch đến kinh hoàng
của không gian đang tối dần trước mặt
không ít hơn bóng tối ở sau lưng.



 
BUỔI CHIỀU

Tuyết rơi trên đống cỏ
Qua khe hở mái trần
Ta bới trong đống cỏ
Thấy một chú bướm con.
Con bướm nhỏ, ơi con bướm nhỏ
Cuộc sống của mi ta giữ gìn
Mi hãy bay vào trong đống cỏ
Để ngủ cho qua mùa đông.

Bướm bay đi và ngó nhìn
Như “con dơi” khói tỏa
Chiếu sáng rất rõ ràng
Bức tường nhà bằng gỗ.
Ta đưa bướm trước mặt mình
Nhìn thấy chùm phấn bụi
Rõ ràng hơn lửa cháy
Rõ hơn bàn tay mình.

Giữa buổi chiều mờ sương
Bướm cùng ta ở đấy
Bàn tay ta ấm nồng
Như những ngày tháng bảy.


SONNÊ

Hãy sống qua tất cả
Hãy sống qua lần nữa
Chúng như tuyết mà thôi
Tuyết mùa đông nhảy múa.

Hãy sống qua nhiều góc
Hãy chịu đựng góc phòng.
Hãy buộc vào, tập trung
Cái thiện và cái ác.

Nhưng sống qua khoảnh khắc.
Và thế kỉ của mình.
Chịu đựng tiếng kêu rên.
Và những gì lố bịch.

Hãy chịu đựng thơ ca.
Hãy sống qua tất cả.



NGHĨA ĐỊA DO THÁI

Nghĩa địa Do Thái ở gần Leningrad.
Bờ rào xiêu vẹo làm từ ván mục.
Phía sau bờ rào họ yên nghỉ bên nhau
những nhà buôn, nhà cách mạng,
những nhạc công, những nhà luật học.

Họ đã từng ca hát.
Từng dành dụm cho mình.
Rồi đã chết vì người khác.
Nhưng đầu tiên thuế họ đã nộp
và họ tôn trọng chính quyền
trong thế giới này vật chất
họ bàn luận kinh Talmud
và coi mình là những kẻ duy tâm.

Có thể, họ đã nhìn thấy nhiều hơn.
Mà, có thể, họ đã tin mù quáng.
Nhưng họ đã dạy cho trẻ con chịu đựng
và biết kiên tâm.
Lúa mì họ không gieo trồng.
Chưa bao giờ họ gieo lúa cả.
Chỉ đơn giản họ tự nằm xuống đó
như hạt giống trong đất lạnh, giá băng
ngủ say trong giấc ngủ vĩnh hằng.
Còn sau đó
người ta đến thắp nến trên mặt đất
trong ngày lễ Ba ngôi
những người già đói khát, bằng lời
kêu về sự bình yên, ngạt thở vì cơn đói.
Và sự bình yên những người này tìm thấy
trong thể vật chất phân hủy rã rời.

Không có gì để quên.
Không còn gì nhớ hết.
Sau bờ rào xiêu vẹo từ ván mục
bốn cây số cách bến tàu điện cuối cùng.






BÀI THƠ VIẾNG ROBERT FROST

Nghĩa là, anh đã ngủ yên.
Nghĩa là, phải bay về suối
ngọn gió ở đây đã thổi
làm tắt ngọn nến của anh.
Biết rằng dòng nước đã im
gió lượn vòng quanh trên đấy
rồi ngọn gió lại vội vàng 
đến nơi linh hồn đuổi khói.

Xin anh hãy cho phép tôi
giữa những bậc thềm yên ngủ
với ngôi sao trong cửa sổ
cho tôi được nói đôi lời
để sao vẫn sáng xung quanh
đi xa những đường phố vắng
biến mất khỏi nơi im lặng
và sẽ trở thành sáng hơn
trong bụi, nơi có người tóc vàng
sẽ bắt gặp cái nhìn anh đấy
dẫn anh đến với những người vĩ đại
một khi anh còn thơ thẩn một mình.


BỨC THƯ GỬI A. AKHMATOVA TỪ THÀNH PHỐ SESTRORETSK(1)

Trong những bụi cây Phần Lan bất tử
nơi những cây thông gian khổ trị vì
trong lòng tôi mừng vui khôn xiết kể
khi vịnh Phần Lan và xóm Komarovo(2)
được chiếu sáng bằng hoàng hôn tuyệt mĩ
chiếc lá vàng vô tư lự mùa thu
cứ mỗi giờ – bằng tình yêu của Chị
và lòng nhân từ của Chị – thiên thu.
_____________

(1)Sestroresk – thành phố ở phía bắc tỉnh Leningrad.
(2)Komarovo – khu làng nghỉ mát bên bờ vịnh Phần Lan, nơi đây có trại sáng tác của các nhà văn và mộ Anna Akhmatova. 






HAI NỬA CHIA ĐÔI

Chẳng lặng yên, không buồn bã, u hoài
không lo lắng, chẳng đau trong lồng ngực
có vẻ như cả cuộc đời trên vai
và tất cả chỉ nửa giờ phía trước.

Hãy ngoái lại, và em nhìn thấy rõ
trên phố tắc-xi nổ máy ầm ầm
sau bờ giậu nhà thờ từng chiếc lá
xào xạc trên đầu đứa bé ốm nhom.

Không biết được xa xôi từ đâu đó
người gác đồn cất tiếng huýt vang lên
và tiếng dương cầm vang lên vô nghĩa
có vẻ như bơi trên mái đầu em.

Em không hiểu nhưng mà em cảm nhận
giá được trao cho năm mảnh vòm trời
thì tốt đẹp, dù bây giờ trống rỗng
trăng trối đời mình hai nửa chia đôi.


TẦNG GẦN CUỐI

Tầng gần cuối
Cảm nhận sớm hơn bóng tối
Là phong cảnh xung quanh.
Anh ôm em vào lòng
Lấy áo che cho em khi đó
Bởi vì bên ngoài cửa sổ
Cơn mưa như tiếng khóc vô hình
Khóc về em và về anh.

Đã đến lúc ta đi xa
Mặt kính kia đem cắt
Cả sợi chỉ kia ánh bạc
Và thời gian của hai ta
Đến muôn đời đã mất.
Ta sẽ đổi thay chế độ
Và sẽ sống tiếp cuộc đời
Đã định sẵn ở xứ người.


ĐẦU TIÊN GHẾ NGỒI RƠI XUỐNG

Đầu tiên ghế ngồi rơi xuống
Sau đó đến giường rơi
Sau đó – cái bàn của tôi
Tự mình tôi đẩy xuống
Chẳng giấu diếm gì ai.
Sau đó nữa – sách giáo khoa “Lời mẹ”
Rồi ảnh của cả gia đình tôi.
Bếp và bốn bức tường sau đó.
Chỉ còn áo khoác và tôi.
Vĩnh biệt em yêu. Hãy tháo nhẫn ra
Viết những dòng về mốt
Và có thể, đi nhổ vào gương mặt
Kẻ nào đang chiếm chỗ của tôi.





29.SÁU NĂM SAU

Ta chung sống đã từ lâu, bây giờ lại
Mồng 2 tháng giêng nhằm đúng thứ ba
Thật diệu kỳ khi đôi mắt mở ra
Như thấy từ kính ôtô - cái cần gạt.
Từ gương mặt đọng lại một nỗi buồn
Rất rõ ràng bỏ lại chốn xa xăm.

Ta chung sống đã từ lâu, rằng tuyết trắng
Nếu đã rơi thì hãy đến muôn đời
Rằng đôi mắt chẳng lim dim, cũng thế thôi
Ta che chúng bằng bàn tay và năm tháng.
Không tin rằng thử chúng bằng cách rơi xuống
Rồi giãy giụa trong lòng bàn tay như bướm.

Ta đã từng lạ lùng với những gì mới mẻ
Rằng ôm ấp chỉ trong mộng mà thôi
Đã từng hổ thẹn khi phân tích tâm lý
Rằng đôi môi từng ghé xuống bờ vai.
Với môi anh cùng thổi cho nến tắt
Không thấy việc người ta, đi hoà nhập.

Ta chung sống đã từ lâu, rằng dòng họ
Của hoa hồng hai đứa đã gầy hơn
Đem thay bằng khu rừng nhỏ bạch dương
Và tiền bạc đã nhiều cho hai đứa.
Ba mươi ngày trên biển nói say mê
Bằng đám cháy hoàng hôn của Thổ Nhĩ Kỳ.

Ta chung sống đã từ lâu không có sách
Không đồ lề vụn vặt trên đi văng
Rằng một điều gì xuất hiện – trước tiên
Cần đường thẳng được xếp hình tam giác.
Đường quen thuộc thẳng đứng được phục hồi
Rồi gặp nhau trên hai điểm mà thôi.

Ta chung sống đã từ lâu, cùng em đó
Ta được làm ra từ chiếc bóng của mình
Cánh cửa vào chính mình – dù làm việc, ngủ yên
Nhưng hai cánh không mở ra riêng lẻ.
Và ta đi xuyên qua chúng, hai người
Bằng cổng sau, cùng bước tới tương lai.



BROSKY TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA BÁO MOSKOVSKIE NOVOSTI (TIN TỨC MOSKVA 7-1995)
 
Phóng viên thường trú của báo “Tin tức Moskva” tại New YorkDmitry Radyshevsky trò chuyện với nhà thơ đoạt giải NobelJoseph Brodsky.
 
Tôi buộc phải gọi điện cho Brodsky và đ nghị cuộc phỏng vấn. Ám ảnh vì một điều rằng những lời đ nghị như thế có hàng trămnói một cách thô kệch, đây là thể loại không phù hợp với công việc của nhà thơ; và vì đã quá biết rõ thái đ của anh ấy đối với việc phỏng vấn. “Tôi không nghĩ là điều này sẽ cần thiết cho ai đấyNhững ai thích trò chuyện với tôihọ có thể đọc thơ tôi”.
Đã biết rằng Brodsky chuyển từ vùng Greenwich Village ồn ào của New York về vùng Brooklyn Heights yên tĩnhtheo cách nói của anh ấy là “cắt cầu”; hiện sống cuộc sống gia đình với vợ và con gáingười phỏng vấn hiểu rằng hành động của anh tagọi là sự can thiệp.
Tuy nhiên
________
 
MN (Moskovskie Novosti): Anh rất hay nóiviết và dạy học bằng tiếng Anh, điều này có ảnh hưởng đến việc phát âm và nói chung là việc làm thơ bằng tiếng Nga?

– Đó là một câu hỏi tất yếu và có lẽ câu trả lời chính xáctự nhiên hơn sẽ là “có”, ngoại trừ một điềutôi không thể giải thích được cho chính mình là nó ảnh hưởng bằng cách nàoGiả sửkhi anh viết tiếng Nga còn xung quanh anh là những người nói tiếng Anhthì lời nói của mìnhanh sẽ đ ý hơnSự thể hiện này có ý nghĩa hoặc đơn giản là vang lên nghe hayCái này không phải là  quá trình hátkhi anh mở miệng mà không suy nghĩ về những gì anh phát âm ra đó diễn ra một quá trình phân tích cái bắt đầu từ một tiếng hát tự nhiênNhưng sau đó anh viết ra giấybắt đầu sửahiệu đínhthay từ này bằng từ khácVà điều này thì đã là một quá trình phân tích.

MNThơ ca Mỹ không tiếp nhận sự ảnh hưởng từ bên ngoàiAnh có cho rằng đó là một sự thiệt thòi.

– Khôngcó lẽ tôi không nói như vậyThơ ca Mỹ chịu thiệt thòi vì nhiều thứ bệnh khácNói chung trong thế kỷ XX – kể cả các nhà thơ –  anh phải trở nên hết sức rõ ràngVì lúc nào anh cũng phải tự kiểm tra lại bản thân mìnhMột phần là vì có một sự nghi ngờ thường xuyênrằng ở đâu đó, có ai đó rất hay nhạo bángchế giễuthậm chí có một nhịp điệu nhạo bángnó châm chọc những điều hứng khởi của anhBởi thế anh phải tinh ranh hơn cái nhịp điệu nhạo báng này. Đ đạt được điều này có hai - ba cáchMột – đánh vào nó trướckhi đó anh sẽ giật được tấm thảm dưới chân kẻ nhạo bángTất cả đều sử dụng cách nàyFrost từng nói rằng sự mỉa mai là phép ẩn dụ đi xuốngKhi anh làm thơ về cô người yêutất nhiênanh có thể nói rằng đôi mắt nàng giống như những ngôi saovà người ta sẽ coi là tầm thườngkhông có gì đặc sắcmặc dù có thể nàng sẽ rất thíchNhưng anh có thể nói rằng đôi mắt nàng toả sáng như ngọn đèn pha trên chiếc xe “Chevrolet” cũ của anhAnh lại gây cười và câu này sẽ bay đi khắp thành phốCó trời mới biết là cái gì nhưng ít ra đó là một cách tự vệNhưng lần sau thì tâm hồn anh buộc phải leo lên trong thơ từ chính cái chỗ mà trước đó anh đã hạ xuốngBắt đầu từ “Chevrolet” thì phải leo tiếpCòn bắt đầu từ những ngôi sao thì không thể đi tiếp lên đâu nữaNói chung là trong công việc này có một phép kinh tế quỉ quái nào đấyVà trở lại với vấn đề thơ Mỹ hôm naythơ ca Mỹ đang bị căn bệnh đó. Tiện thể, đây cũng là vấn đề của người PhápSau Cobiere tất cả các nhà thơ Pháp đều cố gắng trở nên hóm hỉnh và sắc sảoNói chungtôi không biết trong thơ ca điều gì là quan trọng nhấtCó lẽ là sự nghiêm túc của điều được thông báoSự tất yếu của nó. Nếu muốn – đó là bề sâuVà tôi không nghĩ là điều này có thể học được hay đạt được nhờ vào kỹ thuậtAnh sống đến đó hay không nhờ vào may mắn.

MNThế nếu hỏi một câu vật chất thô kệchthơ ca mang lại điều gì?

– Thơ ca không phải là sự giải trí và thậm chí cũng không phải là một hình thái nghệ thuật nhưng có lẽ nó là một loại mục đíchNếu điều phân biệt ta với thế giới động vật là ngôn ngữ thì thơ ca là hình thức cao nhất của ngôn ngữ, đấy là sự khác biệt di truyền giữa người và thú. Chối bỏ thơ cata hạ mình xuống những hình thức giao tiếp hạ cấpdù đó là chính trịthương mại vvNói chung, đấy là cách bảo hiểm duy nhất trước sự dung tục của người khácnếu không là của mìnhHơn nữathơ ca là cái máy gia tốc của sự nhận thức, đối với người làm thơ cũng như người đọc thơ. Anh nhận ra mối liên hệ hay sự phụ thuộc mà anh sẽ không nghi ngờ về sự tồn tại của chúngnhững thông tin trong lời nóingôn ngữ. Đó là một công cụ toàn năng của nhận thức.

MNHầu như không ai chối cãi được rằng thơ ca hay nhất của thế kỷ XX là thơ viết bằng tiếng Nga. Điều này có phải nói rằng thơ ca nở rộ ở những xã hội mà tự do tinh thần con người bị chèn ép?

– Đấy là sự nhầm lẫn tai hại theo nhiều nguyên nhânThứ nhấtthơ ca thế kỷ XX chỉ riêng bằng tiếng Anh cũng đã có FrostYeatsAudenEliot – các nhà thơ Anglo-saxon có thể đối chọi với các nhà thơ lớn của Nga mà không đánh mất gương mặt của mìnhThứ haivấn đề không phải ở tác động tốt đẹp của sự độc tài đối với chất lượng thơ ca mà là ở chỗ sự độc tài biến toàn dân thành những người đọc thơ. Toàn dân chỉ đọc một loại báo ấynghe một loại đài ấynghĩa là khắp cả nước hình thành một lời nói như nhauTrong điều kiện như vậy thì ai mạo hiểm đi chệch khuôn mẫuxê dịch ra khỏi giới hạn sẽ trở thành thần tượngThứ ba, độc tài đặt nhà thơ vào vị trí người rao công việc chungbởi vì trong chế đ độc tàibất kỳ cái gì cũng là chung cảkhông chỉ lời nói chung mà còn kinh nghiệm chung, đạo đức chungThường thường nhà thơ vô tình trở thành nhà phê bình của xã hội hay thể chế. Điều này buộc anh ta trở nên khiêu khíchnghĩa là nói bằng ngôn ngữ của bộ tộc mình – những người anh em bị áp bứcVà điều này hấp dẫn nhà thơ. Nhưng đó là sự hấp dẫn rẻ tiềnSẽ là vẻ vang hơn và phức tạp hơn khi anh cuốn hút được sự chú ý của thơ ca dân tộcnếu như tự thân thể chế không giúp được cho anh bằng hình ảnh ngớ ngẩn của mình.

MNAnh có sửa soạn quay về nước Nga?

– Tôi không nghĩ rằng có thể. Đất nướcnơi tôi sinh ra đã không còn tồn tạiKhông ai tắm được hai lần trên một dòng sôngCũng vậy, đã không còn có con đường để quay về với người vợ cũ. Tôi cũng đã từng muốn trở về nơi đó, thăm lại một vài chỗ và phần mộ của mẹ cha nhưng có điều gì đó cản trở. Điều gì cụ thể tôi không biết đượcMột mặttôi không muốn trở thành đối tượng của sự náo độngnhững cảm xúc tán thành đã có phần mệt mỏiMặt kháctôi không thể làm một người du lịch ở nơi mà những người đồng hương của mình trong cảnh nghèo túngNgười phương Tây thì có thể đi du lịch ở đó. Còn tôi thì tốt hơn hết là đi du lịch ở châu Á hay Mỹ – LatinhTất nhiêntôi muốn có mặt ở thành phố quê hương hơn là trò chuyện qua điện thoạiCô điện thoại viên ở Nga gọi tôi và nói: “Anh chuẩn bị nói chuyện với Saint Petersburg”. Lần đầu tiên quả là một cú sốcMột cú sốc tuyệt vời.

MN: Đa số các nhà thơ ở Nga đều tích cực tham gia vào những sự kiện của đất nước mìnhCòn anh có cố gắng làm điều này không?
– Thứ nhấttôi không nghĩ rằng đây là việc làm đúng của các nhà thơ – tích cực tham giaBởi vì nếu anh bảo vệnhư người ta thường nóisự nghiệp chính nghĩa thì anh tự động cho mình là người tốt. Điều này thường vẫn không đúng thực chấtmặc dù sự tin tưởng mù quáng vẫn cònVà bây giờ ở nước Nga các nhà thơ cũng đã không thể tích cực tham giaChẳng lẽ tham gia với tư cách là các nạn nhânThứ hainhà thơ thì có thể tham gia được gì – đó là sự thông báo cho mọi người một sơ đồ khác của sự cảm nhận thế giới mà họ không quenBởi thếnói về mìnhtôi nghĩ rằng những nỗ lực của tôi đã dẫn đến những thay đổi hiện đang xảy ra ở nước NgaThậm chí không phải là nỗ lực mà có thể nói điều này trở thành một thứ gia vị của món xúp mới.

MNThôi ta quay lại nước Mỹ. Điều gì anh thích và điều gì anh không thích ở đất nước này?

– Điều mà tôi thích là  đây người ta để mặc tôi một mình với những gì mà tôi có thể làmTôi luôn bị quyến rũ bởi cái tinh thần của trách nhiệm cá nhân và nguyên tắc sáng kiến cá nhân đây lúc nào anh cũng nghetôi thử làmtôi xem có làm được gì khôngNói chung, để sống ở một đất nước xa lạ cần phải rất yêu một thứ gì đó  đất nước nàytinh thần luật pháp hay là những khả năng làm việchay là văn họchay là lịch sửTôi đặc biết thích hai thứthơ ca Mỹ và cái hồn của luật thơ. Thế hệ chúng tôimột nhóm ngườikhi tôi hai mươi tuổinhững người tôi gần gũi đều là những người rất cá tínhKhông nhất thiết là những người ích kỷnhưng cá nhânLý tưởng của chúng tôitheo nghĩa này là nước Mỹchính vì cái tinh thần của chủ nghĩa cá nhânBởi thếkhi một số người đến đây chúng tôi có cảm giác như được trở về nhà: hoá ra là chúng tôi người Mỹ hơn cả dân sở tạiVà bây giờ nói về những thứ không thíchNước Mỹ ngày nay đang có khuynh hướng từ chủ nghĩa cá nhân chuyển sang chủ nghĩa tập thểnói một cách chính xác hơn là chuyển sang đoàn nhómhội những người da đenhội những người da trắngnhiều đảngnhiều hội đoàn – vì đây là sự tìm kiếm mẫu số chungHiện tượng đại chúng này được áp dụng vào văn hoá.

MNBằng cách nào?

– Phần lớn thời gian của tôi ở các trường Đại học đó bây giờ có nhiều loại phong tràohội nhóm – mà đặc biệt là trong tầng lớp giảng viênnhững người mà Thượng Đế chỉ định phải đứng bên ngoài những thứ nàyCác anh không cần nói những thứ cụ thể mà cần đ ý sao cho không mất lòng một nhóm nàoVà một buổi sáng thức dậy anh hiểu ra rằngnói chung là anh sợ nóiTôi không nói rằng tôi khổ vì điều này – người ta coi tôi như người gàn dởbởi thế mỗi khi tôi phát biểu họ tỏ ra bao dungMột hiện tượng khác mà tôi rất lo lắng  – đó là sự thay đổi các chương trình Đại học ở MỹNhững người cải cách cho rằng các chương trình quá thiên về châu Âukhông tỉ lệ về mặt chủng tộc và địa lý vvNguyên tắc công bằng dân chủtất nhiên là nguyên tắc quan trọng và hấp dẫn nhất của nhân loạiNhưng trong một số lĩnh vực nguyên tắc này không phù hợpMột trong số đó là lĩnh vực nghệ thuật. áp dụng nguyên tắc dân chủ trong nghệ thuật có nghĩa là cào bằng kiệt tác với những cái giả mạo. Điều này cũng không thể áp dụng trong khoa họcnói chung là trong lĩnh vực tri thức và ngay cả trong lĩnh vực giải trí : theo nguyên tắc này anh sẽ không bán được vé vào sân vận độngNhưng những người chủ trương bình đẳng trong những lĩnh vực này ngày nayrất tiếcrất cao giọngkhông thể nói át được họTiện đâytôi ủng hộ lý thuyết cho rằng trên thang bậc tiến hoá của nhân loại cũng không hề có sự công bằng. Điều này hiện ra trong đầu khi tôi nghe lời phát biểu của ông Brezhnev. Ông nói rằng không phải tất cả mọi người đều là ngườiBởi vì nếu ông ấy là người thì tôi không phải ngườiTa đang ở trong những thang bậc khác nhau của sự tiến hoá. Nói một cách thô kệchta là những loại người khác nhauNgười ta thường nói rằng sự tiến hoá đã kết thúc và tất cả đều đứng lặngNhưng một loại người này cố tình hủy diệt những loại khácBởi thế mà sinh ra luật pháp đ điều chỉnh cuộc sống không phải theo nguyên tắc của kẻ mạnh mà theo nguyên tắc cùng tồn tại của những loại người khác nhau. Để cho không còn sự cần thiết một người này nhường chỗ cho người khác. Ý tưởng nhân văn này hoàn toàn trái ngược với ý tưởng của sự tiến hóa.

MNMột ngày của anh trôi qua như thế nào?

– Tôi thức dậyuống cà-phê và nhìn xem có gì đang nằm trên bànThường thường là trên bàn có những thứ không mong muốnHoặc là một bức thư phải trả lờihoặc là một quyển sách phải hiệu đínhhoặc là một bài phát biểu cần phải đọcTôi chỉ muốn được ngồi làm thơ nhưng khi anh càng có tuổi thì cuộc sống của anh càng phức tạp.

MNThế cuộc sống thượng lưu của anh thì sao?

– Nếu người ta mời đi ăn trưa thì thường là tôi từ chốiRất ít khi đến rạp chiếu bóngchỉ thỉnh thoảng đi nghe nhạc JazzTrong cuộc sống của tôi những năm gần đây có nhiều thứ thâm nhập mà tôi hầu như không còn thời gian để làm những gì mình muốnTôi buộc phải cắt xén bớt thời gian ở nơi nào có thểThường thường điều này có vẻ bổ ích hơn là đi ra giới thượng lưuNgồi nhà và đọcKhông phải vì tôi là con mọt sách mà chỉ đơn giản là nó thường thú vị hơn những gì bề ngoài.

MNThế nếu như có tâm trạng để làm thơ thì anh có để tất cả những bức thư sang một bên?

– Không thể nữa rồi. Đầu những năm 80 tôi viết 50-60 bài thơ trong một nămBây giờ chỉ viết 10-15 bài. Đôi khi hơn nhưng không hơn nhiều và là những bài thơ ngắnTôi bị vây quanh như mạng nhện bởi thời hạn trả bài hiệu đínhbài viết vv… Mà tôi cũng chỉ làm được 1/20 của những thứ người ta yêu cầuNhưng tôi không thể từ chối toàn bộvì đằng sau những bức thư là những con ngườihọ là những nhân cách mà việc anh từ chối sẽ mang lại sự khó chịu của sự quan trọng ở những mức độ khác nhau.

MNLần phát biểu ở New York tháng 5–1995 anh nói rằng “cảm thấy một sự cách biệt giữa mình và lứa tuổi 20 ngày hôm nay”. Theo nghĩa nào, “sự cách biệt” về tuổi tácNhưng điều này là tất yếuHay anh nghi ngờ rằng họ không hiểu thơ anhTôi sợ nhận cho mìnhnhưng hình như thời chúng tôi 20 tuổi vẫn hiểu thơ của anh.

– Đấy là sự cách biệt về tâm lý. Nhưng với những người 20 tuổi có lẽ còn ít hơn so với những người 30 hay 40 tuổiTôi không hiểu được tâm hồn họCó vẻ như là khoảng trốngVà sẽ rất haynếu như đó là cái tốt ăn cắp đượcNhưng mà tôi không hiểu điều nàyVì trong một xã hội bất kỳ nào - đặc biệt là xã hội ta – một khi anh ăn cắp thì ăn cắp của mình cái tương tự.

MNNói về tuổi trẻcó những đề tài nào còn lại cho họMột nhà văn táo bạo 20 tuổicó lẽ không thể không bao trùm vẻ thờ thẫn và sự bất lực trong cái thư viện Quốc hội Mỹ kiaViết về cái gì, nếu như sự thể hiện cầu kỳ không chỉ lấy tất cả những sự kết hợp có thể nhưng đã cũ, ngay cả sự mô phỏng hay pha tạp?

– Người làm thơ không viết “về”, không “cái gì”, và thậm chí không “vì cái gì”. Nhà thơ viết theo nhu cầu bên trongvì sự rung động bên trongcái đó đồng thời là tâm lý, là triết họclà đạo đứclà tự phủ nhậnVà cứ thếnhà thơ có vẻ như giải mã sự rung động nàyNgay cả khi chỉ đơn giản là một tiếng líu lonhà thơ thực ra không cần bạn đọcKhác với nhà văndo bạn đọc xác địnhBởi thế nên nhà thơ thường hỏivề cái gì? như thế nàoTôi rất may mắn là không phải người viết văn xuôi.
MNCác nhà phê bình thường viết rằng Brodsky tổng kết thơ ca không chỉ thế kỷ XX mà tất cả thơ ca nói chung – từ cổ điển đến hiện đạiCòn lại gì cho những ai đến sau khi đã tổng kết“Tautologia, aria của con vẹt”(1)?

– Cần đối xử thận trọng với những lời của các nhà phê bình, ngay cả phê bình có thiện chí. Nói chung, trở thành đối tượng của những tình cảm mãnh liệt – yêu hay ghét –  đều không tiện. Và các nhà phê bình đáng lẽ phải hiểu điều này. Còn đối tượng của những tình cảm đó đáp lại ra sao? Tôi không hề tổng kết gì cả: lịch sử văn học không phải là một dãy những con số và một nhà thơ trẻ với tiếng ngân vang bên tai luôn nhận ra mình phải làm gì.
MN: Anh có theo đạo nào không? Và anh sẽ mô tả nó ra sao?

– Không biết được. Tôi nghĩ rằng, bây giờ có lẽ tôi gọi mình là tín đồ của đạo Calvin. Theo nghĩa rằng, tự anh là người xét xử mình và xét xử nghiêm khắc hơn cả Đấng Tối Cao. Anh không được phép ban cho mình ân huệ và sự tha thứ. Anh tự mình là kẻ cuối cùng, một phần của ngày phán xét.

MN: Nhưng khi suy nghĩ về Thượng Đế, anh thường cầu xin điều gì cho mình?

– Tôi không cầu xin. Tôi chỉ hy vọng là tôi đang làm những việc mà Ngài đồng ý.
_______________
(1)Đây là một câu trong bài “Thơ về chiến dịch mùa đông năm 1980” của Brodsky. Tautologia: là sự lặp lại từ cùng hoặc gần nghĩa (idem per idem), kiểu như: xa xa, xanh xanh, chiều chiều lại nhớ chiều chiều vv… aria: là một trích đoạn hoàn chỉnh trong nghệ thuật hát opera hay nghệ thuật hùng biện. Người phỏng vấn dùng câu này hỏi Brodsky với nghĩa là sau đấy có thể chỉ còn là sự lặp lại chăng?

 

Xem thêm: 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét