© Nguyễn Viết Thắng giới thiệu, dịch và chú giải. Không đăng lại trên những trang Web với mục đích thương mại.

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Thơ William Carlos Williams


William Carlos Williams (thường viết tắt là WCW, 17 tháng 9 năm 1883 – 4 tháng 3 năm 1963) – nhà thơ Mỹ, một gương mặt quan trọng của thơ ca Mỹ thế kỷ XX.

Tiểu sử:
William Carlos Williams sinh tại Rutherford, New Jersey. Bố là William George Williams - người Anh di cư sang Mỹ, mẹ là Helene Raquel Williams – người gốc Pháp sinh ở Puerto-Rico. Năm 1902 vào học khoa y ở Đại học Pennsylvania. Thời sinh viên kết bạn với Ezra Pound, Marianne Moore và Hilda Doolittle. William Carlos Williams cả đời hành nghề bác sĩ ở thành phố quê hương và cứ khoảng 2 năm lại in một tập thơ. Những tác phẩm đáng kể nhất của ông có thể kể đến: Trên đất Mỹ (In the American Grain, 1925) – sách về những danh nhân nước Mỹ, Tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ (The Great American Novel, 1923) – viết về tiểu Ulysses của James Joyce, Con la trắng (The White Mule, 1938) – tiểu thuyết về trẻ sơ sinh, Mùa xuân và tất cả (Spring and All, 1923) – tập thơ, Tuyển tập thơ thời kỳ sau (Collected Later Poems, 1950)

William Carlos Williams là nhà thơ đã làm thay đổi diện mạo thơ ca Mỹ hiện đại. Ông là nhà thơ góp phần quan trọng nâng cao ý thức về tính đặc thù của văn chương Mỹ. Một nền văn chương đề cao sự cụ thể, tính địa phương, và sự trực tiếp trong ngôn ngữ. Ông quan niệm ngôn ngữ thơ phải có khả năng truyền đạt trực tiếp, như cái cách mà nó được sử dụng trong đàm thoại hàng ngày. Ông phản đối ngôn ngữ “gợi mở” nghệ thuật của T. S. Elliot, gọi tác phẩm Đất hoang là “một thảm họa vĩ đại”. Thơ, theo ông, phải mang tính đặc thù địa phương, cụ thể và chính xác. Khẩu hiệu thơ nổi tiếng của Williams: “không ý tưởng, chỉ bằng vào sự vật”. Dưới đây là một bài thơ rất nổi tiếng trong những năm 20, thế kỷ XX.

so much depends
upon
a red wheel
barrow
glazed with rain
water
beside the white
chickens.

quá nhiều thứ
phụ thuộc
vào chiếc xe ba gác
màu đỏ
che phủ bới
nước mưa
bên cạnh đàn gà
màu trắng.


Bài thơ là một câu gồm 14 từ rất đơn giản, không vần điệu và không sử dụng một thủ thuật nào cả. Nhìn sự vật và hiện tượng theo một cách mới mẻ như vốn có, không theo những khuôn phép cũ – đó là đòi hỏi của thơ Mỹ hiện đại mà William Carlos Williams là một trong những người đi đầu. Trong tinh thần này, Williams hoàn toàn đi ngược lại những nhà hiện đại chủ nghĩa đương thời như T.S. Elliot, Wallace Stevens. Ông khước từ tính biểu tượng của sự vật trong thơ. Tuy vậy, trong trường ca Paterson viết vào lúc cuối đời, nhiều hình ảnh trong thơ ông cũng mang tính biểu tượng. Với trường ca Paterson, ông cho thấy những tầng lớp phức tạp của kiểu thơ trí tuệ mà trước đây ông khước từ. Williams Carlos Williams được tặng giải thưởng thơ năm 1950. Năm 1963 được tặng huy chương vàng của Viện nghệ thuật Quốc gia và giải Pulitzer. Ông là nhà thơ ảnh hưởng đến nhiều tên tuổi nổi tiếng như Allen Ginsberg, Charles Olson, Denise Levertov, Robert Creeley, Robert Lowell...

Tác phẩm:
***Trên đất Mỹ (In the American Grain, 1925)
Tiểu thuyết vĩ đại của nước Mỹ (The Great American Novel, 1923)
Con la trắng (The White Mule, 1938)
Mùa xuân và tất cả (Spring and All, 1923) – tập thơ,
Tuyển tập thơ thời kỳ sau (Collected Later Poems, 1950)
Paterson, 1946–1958
Hình ảnh từ Brueghel (Pictures from Brueghel, 1962)
Những bài thơ đầu tay (Early Poems (1997)
Toàn tập tác phẩm (Collected Poems: Volume 1,2 1989)
Tuyển tập truyện (The Collected Stories, 1996)  


Một số bài thơ
***
LỜI BIỆN HỘ
(Apology)

Tại vì sao ngày hôm nay tôi viết?

Đó là vẻ đẹp
những gương mặt khủng khiếp
của những kẻ vô danh
gợi cho tôi cảm xúc:

những phụ nữ da đen
ngày làm việc của những công nhân
già cả và giàu kinh nghiệm
trở về nhà rất muộn
trong bộ quần áo nát nhàu
những gương mặt của họ giống như
cây sối Florentine xưa cũ.

Và nữa

Những bộ mặt của
Quí vị gây cảm hứng cho tôi –
những con người –
đáng nể nhưng
đó là chuyện khác.


Apology

Why do I write today?

The beauty of
the terrible faces
of our nonentites
stirs me to it:

colored women
day workers—
old and experienced—
returning home at dusk
in cast off clothing
faces like
old Florentine oak.

Also

the set pieces
of your faces stir me—
leading citizens—
but not
in the same way.



CHÂN DUNG NGƯỜI VÔ SẢN
(Proleterian portrait)

Một người phụ nữ to lớn đầu trần
mặc yếm

Với mái tóc chải bóng
đứng ở bên đường

một chân mang bít tất phụ nữ
chạm đến lề đường

Chiếc giày nàng cầm trong tay. Và nhìn
vào trong rất chăm chú

Người phụ nữ lôi cái đế giày bằng giấy
muốn tìm chiếc đinh

Đã từ lâu làm đau chân nàng


Proletarian Portrait

A big young bareheaded woman
in an apron

Her hair slicked back standing
on the street

One stockinged foot toeing
the sidewalk

Her shoe in her hand. Looking
intently into it

She pulls out the paper insole
to find the nail

That has been hurting her

****
CHIẾC XE BA GÁC MÀU ĐỎ

(The red wheelbarrow)


quá nhiều thứ
phụ thuộc

vào chiếc xe ba gác
màu đỏ

che phủ bới
nước mưa

bên cạnh đàn gà
màu trắng.


The red wheelbarrow

so much depends
upon

a red wheel
barrow

glazed with rain
water

beside the white
chickens.


KÝ ỨC THÁNG TƯ
(Memory of April)

Bạn nói: “Tình yêu là, tình yêu là:
chiếc lá cây dương, là chùm liễu rủ
là chiếc lược của mưa của gió
là giọt nhỏ và tiếng leng keng –
những cành lá rung rinh” – Ha!
Tình không bao giờ đến những nơi này cả.


Memory Of April

You say love is this, love is that:
Poplar tassels, willow tendrils
the wind and the rain comb,
tinkle and drip, tinkle and drip-
branches drifting apart. Hagh!
Love has not even visited this country.




ĐIỀU CẦN NÓI
(This Is Just to Say)

Anh đã ăn
những quả nho khô
lấy từ
trong tủ lạnh

những quả nho
mà em định
để dành cho bữa sáng

Tha lỗi cho anh
nho thật là ngon
thật ngọt
và thật mát.


This Is Just To Say

I have eaten
the plums
that were in
the icebox

and which
you were probably
saving
for breakfast

Forgive me
they were delicious
so sweet
and so cold

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét