23 NHÀ THƠ MỸ
Tiểu sử:
Emerson sinh ngày 25 tháng 5 năm
1803 trong gia đình một linh mục theo thuyết nhất vị. Tiếp tục nghề của cha
mình, ông vào học khoa thần học của đại học Harvard. Tốt nghiệp đại học, ông giảng
dạy ở New England, nhưng kể từ năm 1832, vì bất đồng với các chức sắc giáo hội
về lễ thông công và nghi ngại về việc cầu nguyện đã dẫn đến việc ông từ chức.
Ông sống bằng nghề thuyết giảng và nhuận bút từ việc đăng thơ trên các tạp chí.
Sau khi kết hôn lần thứ hai vào năm 1835, ông chuyển đến Concord và liên tục
giảng dạy tại Hoa Kỳ, Canada, Pháp và Anh. Đến năm 1850 trở thành người nổi
tiếng vượt xa biên giới của tiểu bang Massachusetts.
Theo thời gian, ông viết lại các
bài giảng cũ của mình, tập hợp lại, in thành những tác phẩm như Các bài luận
(Essays: First Series, 1841; Essays: Second Series, 1844); Những đại diện
của nhân loại (Representative Men, 1850); Những đặc điểm của đời sống
Anh (English Traits, 1856); Triết học đạo đức (The Conduct of Life,
1860). Các năm 1846 và năm 1867 xuất bản một cuốn sách thơ của ông. Một số bài
thơ của ông – Thần Brahma (Brahma), Ngày (Days), Bão tuyết
(The Snow-Storm)… đã trở thành các tác phẩm kinh điển của văn học Mỹ. Ông qua
đời ở Concord ngày 27 tháng 4 năm 1882. Sau khi qua đời, cuốn Nhật ký
(Journals, 1909—1914) của ông cũng được xuất bản.
Học thuyết của Emerson là lời kêu
gọi hướng tới sự tự chủ cá nhân, sự phát triển tự do của thiên tài, thứ vốn có
ở mỗi con người, hòa nhập với thiên nhiên, nhận thức vũ trụ thông qua sự tự
khám phá bản thân mình.
Tư tưởng và ý nghĩ của Emerson vẫn
còn tính thời sự cho đến tận ngày hôm nay. Ông có sự ảnh hưởng đến các nhà văn,
nhà thơ, nhà hoạt động xã hội của nước Mỹ như: Henry Thoreau, Walt Whitman,
Herman Melville, Nathaniel Hawthorne, Emily Dickinson và Robert Frost. Ở Đức,
Pháp, Nga ông có sự ảnh hưởng đến Friedrich Nietzsche, Maurice Maeterlinck,
Henri Bergson, Charles Baudelaire, Leo Tolstoy.
Một số bài thơ
BRAHMA
Nếu kẻ giết người nghĩ rằng đã
giết
Nếu kẻ bị giết nghĩ đã chết rồi
Thì cả hai đã không hề biết được
Con đường mong manh xuôi ngược
muôn đời.
Xa xôi hay lãng quên – ta ở gần
Khác gì nhau bóng hay là ánh sáng
Thần khác mất để cho ta xuất hiện
Quan trọng gì cái chuyện nhục hay
vinh.
Ai tìm kiếm ta bên ngoài cho mình
Những kẻ này ta ban cho đôi cánh
Mối nghi ngờ ở trong ta lớn mạnh
Ta là thánh ca của đạo Bà La Môn.
Ta ở nơi xanh tốt những cây tùng
Bảy vị Thánh kiếm tìm cho phí uổng
Hỡi người yêu dấu mong điều cao
thượng!
Hãy tìm ta, quay lại với trời
xanh.
_______
*Brahma – vị thần
của đạo Hindu.
KHÔNG CÒN GIẤC NGỦ CÁI CHẾT CŨNG
KHÔNG
(Sleep is not, death is not)
(Sleep is not, death is not)
Không còn giấc ngủ, cái chết cũng
không
Người có vẻ chết rồi, còn sống đấy
Và cái ngôi nhà, nơi mà bạn sinh
Và những bạn bè của ngày thơ bé
Một ông già và một cô gái trẻ
Và thành quả của ngày tháng nhọc
nhằn
Thảy đều biến mắt tăm vào đâu đấy
Và trở nên những câu chuyện hoang
đường.
NHẪN NHỊN
(Forbearance)
(Forbearance)
Bạn biết tất cả loài chim mà không
cần đi săn?
Bạn yêu hoa hồng mà không cần đưa
tay bẻ?
Ngồi ở bàn ăn của người giàu ăn
bánh mì và đậu?
Không vũ trang, đối mặt nguy hiểm
với lòng tin?
Và bạn thường rất yêu những hành
vi cao cả
Kiệm lời khen, dù với đàn ông hay
phụ nữ
Đáp lại cao thượng bằng điều cao
thượng hơn?
Hãy là bạn tôi và dạy cho tôi được
như bạn nhé!
Derek Walcott (23 tháng 1 năm 1930 – 17 tháng 3 năm 2017) – nhà thơ, nhà soạn kịch Saint Lucia đoạt giải Nobel Văn học 1992 “vì những sáng tác giàu chất thơ, mang đậm tính lịch sử, là kết quả của một nền văn hóa trong sự đa dạng của nó”. Được thừa hưởng sự kết hợp nền văn hóa Caribe cùng với di sản thuộc địa Anh, Derek Walcott trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thi ca đương đại. Walcott cũng nổi tiếng vì niềm đam mê đi du lịch đến các quốc gia trên thế giới. Ông chia tách thời gian của mình giữa New York, Boston và St Lucia, kết hợp sự ảnh hưởng của các khu vực khác nhau vào tác phẩm của mình.
Tiểu sử:
Derek Walcott sinh ngày 23-01-1930 ở Castries, đảo Saint Lucia. Học trường cao đẳng St. Mary's College ở quê hương Saint Lucia. Tốt nghiệp Đại học West Indies ở Jamaica năm 1953, D. Walcott làm giáo viên trường phổ thông rồi phóng viên của các tờ báo “Public Opinion” và “Trinidad Guardian”. Năm 18 tuổi in 25 bài thơ bán trên đường phố Castries nhưng thực sự nổi tiếng với tập thơ Đêm xanh (1962). Với tập thơ này D. Walcott được đánh giá là nhà thơ của xứ thuộc địa đã sáng tạo ra tác phẩm ngang hàng với các nhà thơ nổi tiếng nhất ở chính quốc. Thơ của D. Walcott chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, đôi khi mang sắc thái ngôn ngữ địa phương. Ngoài những tác phẩm thơ, ông còn nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác kịch, trong đó phải kể đến vở Lễ tưởng niệm và vở kịch câm (1980). Một số vở kịch của ông được viết bằng thơ. Năm 1959 ông thành lập nhà hát Trinidad và viết nhiều vở kịch cho nhà hát này.
D. Walcott đi du lịch rất nhiều nước nhưng các tác phẩm của ông mang nặng các yếu tố của xã hội Jamaica với sự du nhập văn hóa từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu. Trong nhiều năm ông sống ở Trinidad, dạy văn học và cách viết văn sáng tạo ở đại học Boston. D. Walcott từ chối danh hiệu công dân Anh quốc và nhập quốc tịch Saint - Lucia - một quốc đảo có đường kính 25 dặm với gần 25.000 người dân. Cho đến nay ông đã xuất bản hơn 40 tập thơ và kịch. Kinh nghiệm sống tại một đất nước thuộc địa của Anh đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời và sáng tác của ông. Nhà thơ Mỹ gốc Nga Brodsky (giải Nobel 1987) là người bạn gần gũi thân thiết của D. Walcott đã viết về quê hương xứ sở của ông như sau: "Colombo đã tìm ra nó, người Anh đã chiếm nó làm thuộc địa và Derek Walcott làm cho nó trở thành bất tử."
Năm 1981, D. Walcott được nhận giải "Giành cho các thiên tài" 250.000 USD của quỹ John và Katrin Makartuz. Năm 1992 ông nhận giải Nobel vì đã sáng tạo nên những mẫu mực thơ ca tuyệt vời của xứ Caribe.
Derek Walcott qua đời ở nhà riêng tại Cap Estate, St Lucia, ngày 17 tháng 3 năm 2017, thọ 87 tuổi. Tang lễ cử hành ngày 25 tháng 3 tại nhà thờ Basilica of the Immaculate Conception và mai táng tại Morne Fortune.
Tác phẩm:
- 25 bài thơ (25 poems, 1948), thơ.
- Văn mộ chí cho chàng trai trẻ (Epitaph for the young, 1949), thơ.
- Đêm xanh. Thơ 1948-1960 (In a green night. Poems 1948- 1960), thơ.
- Người đắm tàu và những bài thơ khác (The castaway and other poems, 1965) thơ.
- Vịnh và những bài thơ khác (Gulf and other poems, 1969), thơ.
- Cuộc đời khác (Another life, 1973), thơ.
- Nho biển (Sea grapes, 1978), thơ.
- Vương quốc Star-Apple (The Star-Apple kingdom, 1979), thơ.
- Lễ tưởng niệm và kịch câm (Remember and pantomime, 1980), kịch.
- Người lữ hành may mắn (The fortunate traveller, 1981), thơ.
- Giữa mùa hè (Midsummer, 1984), thơ.
- Giấc mơ trên đồi khỉ và những vở kịch khác (Dream on monkey mountain and other plays, 1970), kịch.
- Thịt bò, không thịt gà (Beef, no chicken, 1985), kịch.
- Chúc thư Arkansas (The Arkansas testament, 1987), thơ.
- Omeros (Omeros, 1990), thơ.
- Odyssey (The Odyssey, 1993), kịch.
- Đứa con phóng đãng (The prodigal, 2004), thơ.
Một số bài thơ
TÌNH YÊU SAU MỘT TÌNH YÊU
Rồi sẽ đến một ngày
Khi nhìn vào gương
Với chính mình, em cười mỉm.
Rồi sẽ đến một ngày
Con tim em hồi hộp
Khi nghe tiếng bàn chân em bước
Bên ngưỡng cửa nhà em.
Thì em hãy mời vào nhà chính bản thân mình
Thết rượu vang, bánh mì và trả lại con tim
Và hãy nhận về cho mình – một người quen xa lạ
Người ấy với em chung thủy
Yêu em suốt cả cuộc đời
Người ấy vì em mà mệt mỏi rã rời.
Em hãy cất khỏi chiếc bàn chân dung của những kẻ xa vời
Những bức thư tình, những bài thơ tuyệt vọng…
Rồi ngồi xuống bên bàn. Mở tiệc mừng long trọng
Mừng cho bản thân mình. Mừng cho cuộc đời em.
KHÔNG CẦN GÌ NGOÀI LÒNG CHÂN THẬT
Tôi sống gần bên bờ biển
Một mình. Không vợ, không con
Và bằng rất nhiều con đường
Để đi và đến.
Ngôi nhà thấp bên biển
Cửa sổ bao giờ cũng mở toang
Về phía biển thân quen.
Không ai có thể chọn cho mình công việc
Ta chỉ là thành qủa của những việc ta làm.
Năm tháng đi qua, ta quên điều lo sợ
Nhưng còn lại khát khao được vượt qua
Tình yêu – như tảng đá
Rơi vào đáy biển bao la
Bây giờ tôi không còn đòi hỏi gì ở thơ ca
Ngoài lòng chân thật
Không sự vinh quang, không thương xót
Nếu vợ lặng im thì có thể cùng ngồi bên bờ biển với nhau
Vách đá vẫn còn giữa những con sóng bạc đầu
Sóng sẽ mang lên bờ rác rưởi của những gì hèn kém
Và tôi phải quên đi thói quen cảm nhận
Quên đi tài năng của mình
Nhưng điều này còn khó khăn hơn
Là nhận về cho mình cuộc sống.
CHÂN DUNG TỰ HỌA
Sự cô đơn của Van Gogh
Sự cùng quẫn của Van Gogh
Sự khủng khiếp của Van Gogh.
Ông nhìn vào gương
và bắt đầu vẽ mình.
Trong gương không ai cả
ngoài Vincent Van Gogh.
Điều này thì không đủ.
Ông cắt đứt tai của mình.
Rồi ông nhìn vào gương:
đấy là Vincent Van Gogh
với tai quấn băng.
Điều này giống bức chân dung
ông cố gắng ở lại đấy
nhưng trước hết ra khỏi là cần
ông đến từ sự giảm thấp
hơn cả sự kinh hoàng
bởi một quá trình cô đơn.
khi gương phản chiếu một điều
không vinh quang, chẳng nỗi đau
chẳng không, chẳng có
không có thể, hoặc không một lúc nào đó
trên khung vẽ chảng có ai
không còn Vincet Van Gogh
sợ hãi, cô đơn, phờ phạc
chỉ điều bịa đặt hoàn toàn.
Và đó là bản chất.
NHO BIỂN
Cánh buồm hướng về ánh sáng
mệt mỏi vì những hòn đảo
con thuyền bơi trên biển Ca-ri-bê
đi về nhà, có lẽ đấy là Ô-đi-xê
đang bơi thuyền trên biển Aegea
đấy là người chồng, người bố
nỗi buồn, dưới chùm nho chua xương xẩu
về người tình phụ, và tên nàng Nausicaa
còn nghe trong tiếng kêu của từng chú hải âu.
Điều này không mang lại bình yên. Cuộc chiến đã lâu
giữa đam mê và trách nhiệm
không kết thúc bao giờ với kẻ lữ hành trên biển
và cả với kẻ lữ hành đang ở trên bờ
đang mang giày dép để chuẩn bị về nhà
từ khi Tơ-roa khóc lên trong lửa cuối.
và kẻ khổng lồ mù ném đá
làm sóng trào, xuất hiện những vần thơ
những con sóng rã rời trên biển Ca-ri-bê.
Các nhà thơ cổ điển có thể an ủi. Nhưng chưa đủ.
== = = =========
*Nausicaa – con gái của vua Alcinous và nữ hoàng Phaeacia (Scheria) nhân vật nữ trong trường ca Ô-đi-xê của Homer. Nausicaa yêu Ô-đi-xê và muốn trở thành vợ chàng nhưng Ô-đi-xê vì nghĩa lớn đã bỏ hòn đảo của nàng để lên đường. Sau này Nausicaa trở thành vợ của con trai Ô-đi-xê.
ODDJOB, A BULL TERRIER
Bạn chờ đợi một nỗi buồn
thì một nỗi buồn khác đến.
Nó với tiết trời không giống
chỉ đơn giản
bạn còn thiếu sự chuẩn bị thôi mà.
Chúng ta vẫn thường lo
cho người bạn đường, cho người phụ nữ
cho người bạn của ta
cho đứa con thơ
và cho con chó
ta nhìn ra biển và suy nghĩ
chắc trời sẽ đổ mưa
và ta chuẩn bị đón cơn mưa.
Bạn không hề nhìn ra
mối liên hệ của ánh mặt trời
đổi thay trên ngọn trúc đào màu sậm
trong khu vườn bên biển
và màu vàng từ cây cọ mà ra
Bạn cũng chẳng nhìn ra
mối liên hệ của giọt nước mưa
trên da thịt bạn
với tiếng rên của con chó trong nhà.
bạn không sợ gì tiếng sấm
sự sẵn sàng là tất cả thôi mà
những gì theo sau bàn chân bạn
muốn nói với bạn rằng
sự im lặng – đó là tất cả
nó còn sâu hơn cả sự sẵn sàng
nó sâu như đại dương
nó sâu như đất
nó sâu như tình.
Sự lặng im
còn mạnh hơn tiếng sấm
làm cho ta sâu, làm ta mất giọng
như loài vật không biết nói về tình
ta làm sao nếu như nó trở thành
một thứ gì không thể tả
nhưng mà ta phải nói về tình
trong tiếng khóc thầm
trong nước mắt
bằng giọt mưa rơi trên mí mắt
không gọi tình yêu đúng tên sự vật
sự im lặng của người đã khuất
sự im lặng về tình ở nơi sâu thẳm nhất
đấy cũng là một sự im lặng thôi mà
và liệu chúng ta có biết mang cho
từng con thú, đứa con, người bạn, người phụ nữ
đấy cũng là một thứ tình yêu như thế
đấy là phước trời ban
sâu nhất nhờ mất mát
đấy là phước trời ban, đấy là phước trời ban.
SỰ KẾT THÚC
Mọi thứ không hề bùng nổ
chúng chỉ tàn lụi, mờ dần
như ánh mặt trời mờ trên da thịt
như bọt biến nhanh vào cát
ngay cả tia chớp của ái tình
không kết thúc bằng tiếng sấm vang lên
bông hoa chết cùng với âm thanh
cũng lụi tàn y như là thân xác
từ mồ hôi của đá bọt
trùm lên mọi thứ giữa thiên nhiên
một khi chúng ta còn sống trên trần
phải chịu sự im lặng bao quanh đầu của Beethoven.
23 NHÀ THƠ MỸ
Derek Walcott (23 tháng 1 năm 1930 – 17 tháng 3 năm 2017) – nhà thơ, nhà soạn kịch Saint Lucia đoạt giải Nobel Văn học 1992 “vì những sáng tác giàu chất thơ, mang đậm tính lịch sử, là kết quả của một nền văn hóa trong sự đa dạng của nó”. Được thừa hưởng sự kết hợp nền văn hóa Caribe cùng với di sản thuộc địa Anh, Derek Walcott trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của thi ca đương đại. Walcott cũng nổi tiếng vì niềm đam mê đi du lịch đến các quốc gia trên thế giới. Ông chia tách thời gian của mình giữa New York, Boston và St Lucia, kết hợp sự ảnh hưởng của các khu vực khác nhau vào tác phẩm của mình.
Tiểu sử:
Derek Walcott sinh ngày 23-01-1930 ở Castries, đảo Saint Lucia. Học trường cao đẳng St. Mary's College ở quê hương Saint Lucia. Tốt nghiệp Đại học West Indies ở Jamaica năm 1953, D. Walcott làm giáo viên trường phổ thông rồi phóng viên của các tờ báo “Public Opinion” và “Trinidad Guardian”. Năm 18 tuổi in 25 bài thơ bán trên đường phố Castries nhưng thực sự nổi tiếng với tập thơ Đêm xanh (1962). Với tập thơ này D. Walcott được đánh giá là nhà thơ của xứ thuộc địa đã sáng tạo ra tác phẩm ngang hàng với các nhà thơ nổi tiếng nhất ở chính quốc. Thơ của D. Walcott chủ yếu được viết bằng tiếng Anh, đôi khi mang sắc thái ngôn ngữ địa phương. Ngoài những tác phẩm thơ, ông còn nổi tiếng trong lĩnh vực sáng tác kịch, trong đó phải kể đến vở Lễ tưởng niệm và vở kịch câm (1980). Một số vở kịch của ông được viết bằng thơ. Năm 1959 ông thành lập nhà hát Trinidad và viết nhiều vở kịch cho nhà hát này.
D. Walcott đi du lịch rất nhiều nước nhưng các tác phẩm của ông mang nặng các yếu tố của xã hội Jamaica với sự du nhập văn hóa từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu. Trong nhiều năm ông sống ở Trinidad, dạy văn học và cách viết văn sáng tạo ở đại học Boston. D. Walcott từ chối danh hiệu công dân Anh quốc và nhập quốc tịch Saint - Lucia - một quốc đảo có đường kính 25 dặm với gần 25.000 người dân. Cho đến nay ông đã xuất bản hơn 40 tập thơ và kịch. Kinh nghiệm sống tại một đất nước thuộc địa của Anh đã có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời và sáng tác của ông. Nhà thơ Mỹ gốc Nga Brodsky (giải Nobel 1987) là người bạn gần gũi thân thiết của D. Walcott đã viết về quê hương xứ sở của ông như sau: "Colombo đã tìm ra nó, người Anh đã chiếm nó làm thuộc địa và Derek Walcott làm cho nó trở thành bất tử."
Năm 1981, D. Walcott được nhận giải "Giành cho các thiên tài" 250.000 USD của quỹ John và Katrin Makartuz. Năm 1992 ông nhận giải Nobel vì đã sáng tạo nên những mẫu mực thơ ca tuyệt vời của xứ Caribe.
Derek Walcott qua đời ở nhà riêng tại Cap Estate, St Lucia, ngày 17 tháng 3 năm 2017, thọ 87 tuổi. Tang lễ cử hành ngày 25 tháng 3 tại nhà thờ Basilica of the Immaculate Conception và mai táng tại Morne Fortune.
Tác phẩm:
- 25 bài thơ (25 poems, 1948), thơ.
- Văn mộ chí cho chàng trai trẻ (Epitaph for the young, 1949), thơ.
- Đêm xanh. Thơ 1948-1960 (In a green night. Poems 1948- 1960), thơ.
- Người đắm tàu và những bài thơ khác (The castaway and other poems, 1965) thơ.
- Vịnh và những bài thơ khác (Gulf and other poems, 1969), thơ.
- Cuộc đời khác (Another life, 1973), thơ.
- Nho biển (Sea grapes, 1978), thơ.
- Vương quốc Star-Apple (The Star-Apple kingdom, 1979), thơ.
- Lễ tưởng niệm và kịch câm (Remember and pantomime, 1980), kịch.
- Người lữ hành may mắn (The fortunate traveller, 1981), thơ.
- Giữa mùa hè (Midsummer, 1984), thơ.
- Giấc mơ trên đồi khỉ và những vở kịch khác (Dream on monkey mountain and other plays, 1970), kịch.
- Thịt bò, không thịt gà (Beef, no chicken, 1985), kịch.
- Chúc thư Arkansas (The Arkansas testament, 1987), thơ.
- Omeros (Omeros, 1990), thơ.
- Odyssey (The Odyssey, 1993), kịch.
- Đứa con phóng đãng (The prodigal, 2004), thơ.
Một số bài thơ
TÌNH YÊU SAU MỘT TÌNH YÊU
Rồi sẽ đến một ngày
Khi nhìn vào gương
Với chính mình, em cười mỉm.
Rồi sẽ đến một ngày
Con tim em hồi hộp
Khi nghe tiếng bàn chân em bước
Bên ngưỡng cửa nhà em.
Thì em hãy mời vào nhà chính bản thân mình
Thết rượu vang, bánh mì và trả lại con tim
Và hãy nhận về cho mình – một người quen xa lạ
Người ấy với em chung thủy
Yêu em suốt cả cuộc đời
Người ấy vì em mà mệt mỏi rã rời.
Em hãy cất khỏi chiếc bàn chân dung của những kẻ xa vời
Những bức thư tình, những bài thơ tuyệt vọng…
Rồi ngồi xuống bên bàn. Mở tiệc mừng long trọng
Mừng cho bản thân mình. Mừng cho cuộc đời em.
KHÔNG CẦN GÌ NGOÀI LÒNG CHÂN THẬT
Tôi sống gần bên bờ biển
Một mình. Không vợ, không con
Và bằng rất nhiều con đường
Để đi và đến.
Ngôi nhà thấp bên biển
Cửa sổ bao giờ cũng mở toang
Về phía biển thân quen.
Không ai có thể chọn cho mình công việc
Ta chỉ là thành qủa của những việc ta làm.
Năm tháng đi qua, ta quên điều lo sợ
Nhưng còn lại khát khao được vượt qua
Tình yêu – như tảng đá
Rơi vào đáy biển bao la
Bây giờ tôi không còn đòi hỏi gì ở thơ ca
Ngoài lòng chân thật
Không sự vinh quang, không thương xót
Nếu vợ lặng im thì có thể cùng ngồi bên bờ biển với nhau
Vách đá vẫn còn giữa những con sóng bạc đầu
Sóng sẽ mang lên bờ rác rưởi của những gì hèn kém
Và tôi phải quên đi thói quen cảm nhận
Quên đi tài năng của mình
Nhưng điều này còn khó khăn hơn
Là nhận về cho mình cuộc sống.
CHÂN DUNG TỰ HỌA
Sự cô đơn của Van Gogh
Sự cùng quẫn của Van Gogh
Sự khủng khiếp của Van Gogh.
Ông nhìn vào gương
và bắt đầu vẽ mình.
Trong gương không ai cả
ngoài Vincent Van Gogh.
Điều này thì không đủ.
Ông cắt đứt tai của mình.
Rồi ông nhìn vào gương:
đấy là Vincent Van Gogh
với tai quấn băng.
Điều này giống bức chân dung
ông cố gắng ở lại đấy
nhưng trước hết ra khỏi là cần
ông đến từ sự giảm thấp
hơn cả sự kinh hoàng
bởi một quá trình cô đơn.
khi gương phản chiếu một điều
không vinh quang, chẳng nỗi đau
chẳng không, chẳng có
không có thể, hoặc không một lúc nào đó
trên khung vẽ chảng có ai
không còn Vincet Van Gogh
sợ hãi, cô đơn, phờ phạc
chỉ điều bịa đặt hoàn toàn.
Và đó là bản chất.
NHO BIỂN
Cánh buồm hướng về ánh sáng
mệt mỏi vì những hòn đảo
con thuyền bơi trên biển Ca-ri-bê
đi về nhà, có lẽ đấy là Ô-đi-xê
đang bơi thuyền trên biển Aegea
đấy là người chồng, người bố
nỗi buồn, dưới chùm nho chua xương xẩu
về người tình phụ, và tên nàng Nausicaa
còn nghe trong tiếng kêu của từng chú hải âu.
Điều này không mang lại bình yên. Cuộc chiến đã lâu
giữa đam mê và trách nhiệm
không kết thúc bao giờ với kẻ lữ hành trên biển
và cả với kẻ lữ hành đang ở trên bờ
đang mang giày dép để chuẩn bị về nhà
từ khi Tơ-roa khóc lên trong lửa cuối.
và kẻ khổng lồ mù ném đá
làm sóng trào, xuất hiện những vần thơ
những con sóng rã rời trên biển Ca-ri-bê.
Các nhà thơ cổ điển có thể an ủi. Nhưng chưa đủ.
== = = =========
*Nausicaa – con gái của vua Alcinous và nữ hoàng Phaeacia (Scheria) nhân vật nữ trong trường ca Ô-đi-xê của Homer. Nausicaa yêu Ô-đi-xê và muốn trở thành vợ chàng nhưng Ô-đi-xê vì nghĩa lớn đã bỏ hòn đảo của nàng để lên đường. Sau này Nausicaa trở thành vợ của con trai Ô-đi-xê.
ODDJOB, A BULL TERRIER
Bạn chờ đợi một nỗi buồn
thì một nỗi buồn khác đến.
Nó với tiết trời không giống
chỉ đơn giản
bạn còn thiếu sự chuẩn bị thôi mà.
Chúng ta vẫn thường lo
cho người bạn đường, cho người phụ nữ
cho người bạn của ta
cho đứa con thơ
và cho con chó
ta nhìn ra biển và suy nghĩ
chắc trời sẽ đổ mưa
và ta chuẩn bị đón cơn mưa.
Bạn không hề nhìn ra
mối liên hệ của ánh mặt trời
đổi thay trên ngọn trúc đào màu sậm
trong khu vườn bên biển
và màu vàng từ cây cọ mà ra
Bạn cũng chẳng nhìn ra
mối liên hệ của giọt nước mưa
trên da thịt bạn
với tiếng rên của con chó trong nhà.
bạn không sợ gì tiếng sấm
sự sẵn sàng là tất cả thôi mà
những gì theo sau bàn chân bạn
muốn nói với bạn rằng
sự im lặng – đó là tất cả
nó còn sâu hơn cả sự sẵn sàng
nó sâu như đại dương
nó sâu như đất
nó sâu như tình.
Sự lặng im
còn mạnh hơn tiếng sấm
làm cho ta sâu, làm ta mất giọng
như loài vật không biết nói về tình
ta làm sao nếu như nó trở thành
một thứ gì không thể tả
nhưng mà ta phải nói về tình
trong tiếng khóc thầm
trong nước mắt
bằng giọt mưa rơi trên mí mắt
không gọi tình yêu đúng tên sự vật
sự im lặng của người đã khuất
sự im lặng về tình ở nơi sâu thẳm nhất
đấy cũng là một sự im lặng thôi mà
và liệu chúng ta có biết mang cho
từng con thú, đứa con, người bạn, người phụ nữ
đấy cũng là một thứ tình yêu như thế
đấy là phước trời ban
sâu nhất nhờ mất mát
đấy là phước trời ban, đấy là phước trời ban.
SỰ KẾT THÚC
Mọi thứ không hề bùng nổ
chúng chỉ tàn lụi, mờ dần
như ánh mặt trời mờ trên da thịt
như bọt biến nhanh vào cát
ngay cả tia chớp của ái tình
không kết thúc bằng tiếng sấm vang lên
bông hoa chết cùng với âm thanh
cũng lụi tàn y như là thân xác
từ mồ hôi của đá bọt
trùm lên mọi thứ giữa thiên nhiên
một khi chúng ta còn sống trên trần
phải chịu sự im lặng bao quanh đầu của Beethoven.